
Sự phát triển thể chất của trẻ
Từ 0 đến 3 tháng:
- Bé bắt đầu ngóc đầu.
- Hãy cho bé nằm sấp để rèn luyện cơ cổ và quan sát xung quanh.
Từ 3 đến 6 tháng:
- Bé biết lẫy.
- Bố mẹ hãy đặt đồ chơi gần bé để khuyến khích con vươn tay lấy.
Từ 6 đến 9 tháng:
- Bé đã biết ngồi, thích khám phá bằng hoạt động.
- Hãy tạo không gian an toàn và cho bé tiếp xúc với đồ chơi nhiều màu sắc.
Từ 9 đến 12 tháng:
- Bé bắt đầu sử dụng tay chân linh hoạt hơn.
- Bố mẹ hãy chơi các trò vận động như vỗ tay, nhún nhảy để kích thích sự phát triển.
Từ 12 đến 15 tháng:
- Bé chập chững biết đi.
- Bố mẹ có thể dắt bé đi dạo ngoài trời để con làm quen với thế giới xung quanh.
Từ 15 đến 18 tháng:
- Bé đã có thể leo trèo và nhảy nhót.
- Hãy đảm bảo không gian an toàn để bé phát triển khả năng vận động toàn diện.
Mỗi cột mốc đều là một hành trình tuyệt vời! Bố mẹ hãy kiên nhẫn đồng hành cùng con để bé phát triển tốt nhất nha!
Phát triển xã hội và cảm xúc
Bé 0 đến 3 tháng:
- Bé cần sự tin tưởng ở mẹ.
- Hãy vỗ về và ôm ấp bé khi bé khóc để tạo cảm giác an toàn.
Bé 3 đến 6 tháng:
- Bé bắt đầu bộc lộ cảm xúc.
- Hãy quan tâm và đáp lại những âm thanh, nét mặt của bé để giúp con cảm thấy được yêu thương.
Bé 6 đến 9 tháng:
- Bé thích ở gần những người quen thuộc, điều này giúp con yên tâm và phát triển tình cảm tốt hơn.
Bé 9 đến 12 tháng:
- Bé hứng thú với người lớn.
- Hãy hát, nhảy múa và chơi những món đồ chơi có âm thanh để thu hút bé.
Bé 12 đến 15 tháng:
- Bé thích khám phá môi trường xung quanh nhưng vẫn cần sự hỗ trợ từ bố mẹ.
- Hãy động viên con bằng những lời khen khi con làm được điều gì đó.
Bé 15 đến 18 tháng:
- Khi bé sợ hãi, bố mẹ hãy ở bên cạnh, ôm con và nói những lời yêu thương để giúp con cảm thấy an toàn.
Mẹ ơi, mỗi hành động nhỏ của mẹ đều giúp bé phát triển cảm xúc và trở nên tự tin hơn! Hãy đồng hành cùng con trong từng giai đoạn nhé!
Bé học và chơi như thế nào?
Giai đoạn 0 đến 3 tháng:
- Bé thích nhìn vào mặt người thân và cười.
- Hãy thường xuyên giao tiếp bằng ánh mắt với bé khi thay đồ hoặc cho con bú.
Giai đoạn 3 đến 6 tháng:
- Bé bắt đầu cầm nắm đồ vật.
- Hãy cho bé chơi với những món đồ chơi an toàn để kích thích giác quan.
Giai đoạn 6 đến 9 tháng:
- Bé thích chơi với đồ vật có màu sắc, âm thanh.
- Hãy cùng con khám phá những hình khối khác nhau.
Giai đoạn 9 đến 12 tháng:
- Bé biết bò và thích khám phá mọi thứ xung quanh.
- Hãy đảm bảo môi trường an toàn để con có thể di chuyển thoải mái.
Giai đoạn 12 đến 15 tháng:
- Bé biết mình thích gì.
- Bố mẹ hãy quan sát và chơi cùng bé để hỗ trợ quá trình học hỏi.
Giai đoạn 15 đến 18 tháng:
- Bé bắt đầu sáng tạo cách chơi riêng.
- Hãy gợi ý cho bé những trò chơi mới để kích thích trí tưởng tượng.
Mẹ đã áp dụng cách nào rồi? Cùng chia sẻ kinh nghiệm để giúp bé phát triển toàn diện nhé!
Trẻ học tốt nhất khi được khám phá
Trẻ từ 0 đến 3 tháng:
- Bé học qua các giác quan.
- Hãy bật nhạc nhẹ nhàng và ôm bé để bé cảm nhận sự ấm áp.
Trẻ từ 3 đến 6 tháng:
- Bé thích quan sát khuôn mặt và hình ảnh.
- Hãy cho bé xem tranh ảnh, soi gương cùng bé để bé học cách nhận diện.
Trẻ từ 9 đến 12 tháng:
- Bé thích trò chơi ú òa.
- Hãy giấu một món đồ rồi tìm kiếm cùng bé để giúp con phát triển tư duy.
Trẻ từ 12 đến 15 tháng:
- Bé bắt đầu vẽ nguệch ngoạc.
- Hãy cho bé bút màu an toàn để con tự do sáng tạo.
Trẻ từ 15 đến 18 tháng:
- Bé thích xếp đồ vật.
- Hãy cho bé chơi những trò lắp ghép đơn giản để phát triển kỹ năng phối hợp tay mắt.
Mẹ hãy thử áp dụng và cùng con khám phá thế giới theo cách thú vị nhất nhé!
Phát triển ngôn ngữ của trẻ
Giao tiếp với trẻ từ 0 từ 3 tháng:
- Bé bắt đầu tạo âm thanh.
- Bố mẹ hãy nói chuyện với con và phản hồi lại tiếng kêu của bé.
Giao tiếp với trẻ từ 3 đến 6 tháng:
- Bé nghe và phản ứng với giọng nói.
- Hãy nói tên các đồ vật khi chơi với bé để giúp con nhận diện ngôn ngữ.
Giao tiếp với trẻ 6 đến 9 tháng:
- Bé bập bẹ tập nói.
- Hãy đọc sách, kể chuyện và chỉ vào hình ảnh trong sách để bé tập làm quen với từ ngữ.
Giao tiếp với trẻ từ 9 đến 12 tháng:
- Bé bắt đầu sử dụng âm thanh và cử chỉ để giao tiếp.
- Hãy khuyến khích bé nói bằng cách chờ con phản hồi khi trò chuyện.
Giao tiếp với trẻ từ 12 đến 15 tháng:
- Bé nói những từ đơn giản.
- Hãy giúp bé học từ mới bằng cách miêu tả mọi hoạt động xung quanh.
Giao tiếp với trẻ từ 15 đến 18 tháng:
- Bé muốn mọi người hiểu mình.
- Hãy lắng nghe và tạo cơ hội để bé bày tỏ suy nghĩ qua lời nói.
Mỗi lời mẹ nói là một viên gạch xây nên khả năng ngôn ngữ của bé. Cùng trò chuyện với con mỗi ngày nha mẹ!