Sự phát triển của thai nhi ở tháng thứ tư đến tháng thứ sáu
27/11/2021 - 10:51 PMNgọc Thảo Mom & Baby Spa 378 Lượt xem

Sự phát triển của thai nhi từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6

Sự phát triển của thai nhi ở tháng thứ tư

Sự phát triển của thai nhi từ tuần 13 đến tuần 16

  • Hình dạng cơ quan nội tạng của thai nhi đã cơ bản hình thành, các chức năng bắt đầu hoạt động
  • Gan bắt đầu tạo ra mật, thận bắt đầu tiết nước tiểu xuống bàng quang.
  • Khả năng phản xạ có điều kiện tăng lên, ngón tay bắt đầu nắm chặt, ngón chân và bàn chân đã co lại được; ngón tay đã có vân tay.
  • Chiều dài của thai nhi là 10 - 20cm, cân nặng 100 - 120g, có trọng lượng bằng một quả chanh.
  • Chức năng ghi nhớ của cơ quan não bộ, bắt đầu phát triển.
  • Độ dày của da tăng lên, bắt đầu có lớp lông tơ mỏng.
  • Biết thực hiện nhiều động tác trong tử cung: nắm chặt tay, cau mày, làm "mặt hề", mút ngón tay cái, lắng nghe âm thanh bên ngoài tử cung.
  • Bắt đầu biết nấc cụt, đây là hiện tượng báo trước sự hô hấp của thai nhi.
  • Bào thai phát triển hoàn thiện, mẹ và thai nhi liên kết với nhau qua dây rốn, việc mang thai bước vào thời kỳ ổn định.

 

 

Sự phát triển của thai nhi ở tuần 16

Sự phát triển của thai nhi ở tuần 16


Sự phát triển của thai nhi ở tháng thứ năm

Sự phát triển của thai nhi từ tuần 17 đến tuần 20

  •  Hệ tuần hoàn và đường tiểu của thai nhi đã làm việc như bình thường, phổi bắt đầu hoạt động, không ngừng hít và thở trong môi trường nước ối.
  • Xương mềm như keo, sau đó dần dần cứng, trên xương sống đã bắt đầu có chất bảo vệ xương.
  • Bắt đầu mọc tóc, sau đó tóc tiếp tục dài nhanh.
  • Thời kỳ này, thai nhi đã dài 20 đến 30cm, cân nặng 200 đến 300g, có trọng lượng bằng một chùm nho.
  • Xương phát triển nhanh, bàn tay và chân đã có tỉ lệ, đã xuất hiện phân thai.
  • Thai nhi hoạt động nhiều hơn, tay chân hoạt động tự do, vì thế, mẹ cảm nhận được thai đang đạp. Móng tay, móng chân của thai nhi đang dài ra.
  • Cơ quan cảm giác bắt đầu phát triển nhanh chóng, thần kinh phân ra thành các cơ quan cảm giác khác nhau, như vị giác, khứu giác, thính giác, thị giác và xúc giác.
  • Hệ thống trí nhớ bắt đầu phát huy tác dụng, thai nhi có thể nhớ được tiếng mẹ nói, vì thế lúc này, việc thai giáo là vô cùng quan trọng.
 

Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 20

Sự phát triển của thai nhi ở tuần 20


Sự phát triển của thai nhi ở tháng thứ sáu

Sự phát triển của thai nhi từ tuần 21 đến tuần 24

  • Giai đoạn này thai nhi dài 25 - 35cm, cân nặng 600 - 800g, có trọng lượng bằng 3 quả táo.
  • Lớp mỡ dưới da tăng lên, nhưng da vẫn mỏng, và có nhiều nếp nhăn. Hơn nữa, cơ thể thai nhi được bao bọc bởi một lớp màu trắng, trơn nhầy, đó là chất gây.
  • Tóc dần mọc dài ra, lông mi, lông mày cũng mọc dài ra.
  • Miệng, lông mày và mí mắt cũng nhìn thấy rõ, võng mạc mắt đã hình thành, đã có thể nhìn thấy mờ mờ.
  • Dưới chân răng, lớp phôi của răng vĩnh cửu đã phát triển; xuất hiện cảm giác đói.
  • Thính giác đã hình thành, có phản ứng khá mẫn cảm với tiếng ôn bên ngoài.
  • Vỏ đại não tiếp tục phát triển, có thể cảm nhận được mơ hồ mùi vị của mẹ.
  • Thai nhi hoạt động mạnh, hai chân đã biết đạp vào thành tử cung, khiến mẹ có cảm giác thai đang đạp mình.
Sự phát triển của thai nhi ở tuần 24

Thai nhi ở tuần thứ 24

Xem thêm: dịch vụ chăm sóc mẹ và bé sau sinh tại nhà

Đánh giá
5 trên 5

(11 đánh giá)
Viết đánh giá
  • 5 sao 0
  • 4 sao 0
  • 3 sao 0
  • 2 sao 0
  • 1 sao 0

Tin liên quan
Ợ nóng khi mang thai
Ợ nóng khi mang thai

Ợ nóng khi mang thai

Viêm xoang khi mang thai
Viêm xoang khi mang thai

Viêm xoang khi mang thai

Nhức đầu khi mang thai
Nhức đầu khi mang thai

Nhức đầu khi mang thai, nguyên nhân và cách điều trị

Đẻ thường hay đẻ mổ tốt hơn
Đẻ thường hay đẻ mổ tốt hơn

Đẻ thường hay đẻ mổ tốt hơn?

Tư thế ngủ khi mang thai
Tư thế ngủ khi mang thai

Các tư thế ngủ khi mang thai

Bầu bị giãn tĩnh mạch
Bầu bị giãn tĩnh mạch

Bầu bị giãn tĩnh mạch

Bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không?
Bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không?

Bà bầu bị phù chân có nên đi bộ không?

Tập thể dục cho mẹ bầu
Tập thể dục cho mẹ bầu

9 bài tập thể dục cho mẹ bầu

Một số yếu tố khiến bé kém thông minh
Một số yếu tố khiến bé kém thông minh

Một số yếu tố khiến bé kém thông minh

21 lời khuyên hữu ích khi chuyển dạ
21 lời khuyên hữu ích khi chuyển dạ

21 lời khuyên hữu ích khi chuyển dạ dành cho những người lần đầu làm mẹ

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

NGỌC THẢO MOM BABY CARE - CHĂM SÓC MẸ VÀ BÉ SAU SINH TẠI NHÀ

Công ty TNHH Ngọc Thảo Mom Baby Care

Trụ sở chính: 295 Liên tỉnh 5, Phường 5, Quận 8, Tp. Hồ Chí Minh

Mã số thuế: 0317318722

Ngày cấp: 01/06/2022

Nơi cấp: Cục Cảnh Sát Quản Lý Hành Chính Về Trật Tự Xã Hội

Chủ sở hữu: Nguyễn Thị Tuyên

Email: ngocthao@mombabycare.com.vn

Số điện thoại: 034 9791 522

Fanpage

Chứng nhận

DMCA.com Protection Status

Dịch vụ giao hàng

Dịch vụ Dịch vụDịch vụ

Kênh thương mại điện tử

TikiLazadaShopee

Bản quyền thuộc về CÔNG TY TNHH NGỌC THẢO MOM BABY CARE
messenger icon zalo icon