- Sự phát triển của thai nhi theo tháng
-
Sự phát triển của thai nhi ở tháng thứ 7
-
Sự phát triển của thai nhi từ tuần 25 đến tuần 28
- Đầu thai nhi phát triển to hơn cơ thể, chiều dài cơ thể là 35 - 40cm, cân nặng 1kg - 1kg 2
- Nụ vị giác ở đầu lưỡi bắt đầu hình thành, biết được vị ngọt và vị đắng.
- Mí mắt chia làm hai phần trên và dưới, mắt cũng đã mở ra, chân tay cũng đã co duỗi tự do.
- Thần kinh thị giác dần phát triển, nhưng vẫn không thấy bất cứ thứ gì, bé có thể cảm nhận được ánh sáng bên ngoài.
- Não đã phát triển hoàn toàn, bắt đầu có khả năng ghi nhớ, có suy nghĩ, có tình cảm, là lúc tốt nhất để dạy dỗ thai giáo cho thai nhi.
- Thai nhi rất hoạt bát, luôn thay đổi vị trí, có hiện tượng hoạt động và ngủ đan xen nhau, có phản ứng với âm thanh bên ngoài.
- Người mẹ nếu không có thói quen sinh hoạt tốt, sẽ ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của thai nhi.
Sự phát triển của thai nhi ở tháng thứ 7
Sự phát triển của thai nhi ở tháng thứ 8
Sự phát triển của thai nhi từ tuần 29 đến tuần 32
- Lúc này, thai nhi đã có chiều cao cơ thể từ 38 - 43cm, cân nặng 1,5kg - 1,8kg.
- Xương đã hình thành, hệ thần kinh và cơ bắp đã phát triển, nếp nhăn trên da biến mất, cân nặng tăng lên nhanh chóng.
- Khả năng thính giác gần phát triển hoàn thiện, có phản ứng mạnh với âm thanh ồn ào, và cơ thể có những cử chỉ kèm theo.
- Móng tay, móng chân đã mọc dài.
- Vị trí của thai nhi đã cố định, Nếu đầu thai nhi phía dưới, chân ở phía trên, đó là ngôi thuận.
- Tần suất hoạt động của thai nhi ít hơn trước, động tác cũng chậm chạp hơn.
- Thị lực phát triển tương đối hoàn thiện, có phản ứng với âm thanh bên ngoài; Mắt đã nhắm mở, thậm chí còn nhìn theo ánh sáng, biết mút ngón tay, thậm chí có thể vung tay và chân.
Sự phát triển của thai nhi ở tháng thứ 8
Sự phát triển của thai nhi ở tháng thứ 9
Sự phát triển của thai nhi từ tuần 33 đến tuần 36
- Lúc này, thai nhi đã dài khoảng 45 - 50cm, cân nặng khoảng 2,5kg ~ 3kg, có trọng lượng bằng một quả dưa hấu.
- Thai nhi đã phát triền gần như hoàn thiện, tóc đã mọc dài, móng tay móng chân cũng dài ra.
- Có thể tiếp nhận âm thanh bên ngoài, từ đó tỏ ra vui hoặc không vui.
- Đã từng bước xây dựng thời gian hoạt động mỗi ngày.
- Vị trí thai cố định và tụt thấp xuống, nếu ngôi thai ngược thì cơ hội để thai quay đầu lại là rất ít.
- Mỡ dưới da dày hơn, da không còn nếp nhăn nữa, lông máu đã dần biến mất, móng tay dài ra, da dẻ trở nên bóng mịn, bộ phận sinh dục nam, nữ đã phát triển hoàn chỉnh.
- Hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa đã phát triển; phổi cũng đã phát triển hoàn thiện, khả năng sống là 99%, thận và gan cũng phát triển hoàn thiện.
Sự phát triển của thai nhi ỏ tháng thứ 9
Sự phát triển của thai nhi ở tháng thứ 10
Sự phát triển của thai nhi từ tuần 37 đến tuần 40
- Thời kỳ này, thai nhi đã dài khoảng 48 - 52cm, cân nặng 2,8kg - 3,2kg.
- Các chức năng ngoài cơ thể đã phát triển toàn diện, chức năng bên trong cơ thể cũng đã phát triển, có khả năng tách rời khỏi cơ thể mẹ rồi.
- Lông mao đã rụng hết và biến mất, lớp mỡ bao bọc toàn thân, đặc biệt ở dưới nách và đùi.
- Lớp mỡ dưới da rất dày, những chất béo này rất có lợi cho việc điều tiết nhiệt độ cơ thể của trẻ sau khi sinh.
- Bé sẽ cảm thấy bị áp lực, vì mẹ cũng cảm thấy lo lắng, sợ hãi nên thai nhi cũng bị ảnh hưởng, tim thai và huyết áp giảm nhanh, mạch đập chậm hơn. Số lượng tế bào não cũng giống người lớn, tóc dài khoảng 2 - 4cm.