- Stress khi mang thai là tình trạng tâm lí bà bầu trở nên nặng nề, mất đi những hứng thú thường ngày, dễ lo lắng, buồn phiền…
- Mang thai có thể mang lại nhiều cảm xúc cho bà bầu, bao gồm cả cảm giác lo lắng căng thẳng, stress khi mang thai.
- Stress là một phản ứng bình thường đối với một sự thay đổi lớn (chẳng hạn như mang thai).
- Trong một số trường hợp, stress có thể tốt cho bà bầu vì nó có thể thúc đẩy bà bầu hành động khi đối mặt với những thách thức mới.
- Tuy nhiên, quá nhiều stress có thể khiến bà bầu choáng ngợp và thậm chí có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe cho cả bà bầu và thai nhi.
Điều gì gây ra stress khi mang thai?
Đối với một số phụ nữ, việc phát hiện ra mình có thai có thể là một trải nghiệm căng thẳng.
Bạn có thể cảm thấy như mình mất quyền kiểm soát hoặc không có đủ nguồn lực để quản lý những gì bạn sẽ gặp phải khi mang thai.
Stress khi mang thai có thể xuất phát từ việc:
- Mang thai ngoài kế hoạch, hoặc mang thai sau những trải nghiệm tiêu cực trước đó, chẳng hạn như sẩy thai v.v...
- Bạn có thể stress khi chờ đợi kết quả xét nghiệm tiền sản và đối mặt với những thay đổi thể chất của thai kỳ.
- Hoàn cảnh gia đình có thể gây stress khi mang thai, chẳng hạn như làm mẹ đơn thân hay gặp phải bạo lực gia đình.
- Mang thai có thể dẫn đến những thách thức thực tế, chẳng hạn như khó khăn về tài chính, chuyển nhà và thay đổi công việc.
Nguyên nhân dẫn đến stress khi mang thai.
- Những căng thẳng về cảm xúc như đau buồn, lo lắng trong quá khứ, trầm cảm hoặc bệnh tâm thần khác, có thể gây ra stress khi mang thai, cũng như các vấn đề về ma túy và rượu.
- Nếu nhiều điều trên xảy ra với bạn cùng một lúc, bạn có thể bị stress nhiều hơn nữa.
Tham khảo: Dịch vụ chăm sóc mẹ và bé sau sinh tại nhà TPHCM.
Stress khi mang thai có thể ảnh hưởng đến em bé và mẹ bầu như thế nào?
Stress khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu như: đau đầu, khó ngủ, thở nhanh và nhịp tim đập nhanh.
Stress khi mang thai ảnh hưởng đến mẹ bầu như:
- Những suy nghĩ ám ảnh.
- Lo lắng quá mức.
- Gây ra sự phẫn nộ.
- Gây ra vấn đề ăn uống khi mang thai (quá nhiều hoặc quá ít thức ăn)
- Khó thư giãn.
Stress khi mang thai cũng có thể gây ra các vấn đề cho thai nhi.
- Stress khi mang thai ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và thai kỳ.
- Làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề về thể chất và tinh thần của bé, cũng như hành vi của bé trong tương lai.
Xem thêm: dịch vụ tắm bé tại nhà TPHCM.
Cách giảm stress khi mang thai.
Điều quan trọng là chăm sóc sức khỏe tinh thần và thể chất của mẹ bầu trong khi mang thai.
Khi mẹ bầu cảm thấy khỏe khoắn, hài lòng và hạnh phúc, mẹ bầu có thể kiểm soát stress tốt hơn.
Khi căng thẳng được kiểm soát, sẽ không có bất kỳ ảnh hưởng nghiêm trọng nào đến mẹ bầu và thai nhi.
Để giảm stress khi mang thai, mẹ bầu có thể thử những cách sau:
- Hãy chú ý đến những tác nhân khiến mẹ bầu căng thẳng và để ý những gì sẽ xảy ra khi mẹ bầu cảm thấy căng thẳng.
- Cố gắng sống chậm lại, nghỉ ngơi và đừng tạo áp lực quá lớn cho bản thân.
- Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng để giúp mẹ bầu và thai nhi khỏe mạnh.
Hoạt động thể chất và thư giãn cũng có thể giúp giảm stress khi mang thai.
- Tham gia các bài tập thể dục thường xuyên, phù hợp với thai kỳ.
- Tập yoga, thiền, hít thở hoặc thư giãn thông qua các lớp học hoặc sử dụng các ứng dụng, video hoặc podcast.
- Tham gia vào một hoạt động yêu thích như đọc sách, xem TV hoặc một sở thích của mẹ.
- Mẹ không cần phải đối phó một mình. Cố gắng yêu cầu giúp đỡ khi mẹ cần và chấp nhận lời đề nghị giúp đỡ của mọi người.
Xem thêm: Dịch vụ massage bầu tại nhà.
Học cách thả lỏng giúp giảm stress khi mang thai:
- Kiềm chế khi bản thân muốn làm quá nhiều việc cho em bé sắp sinh như: bài trí, quét dọn phòng riêng cho em bé hoặc làm một số công việc trước khi sinh.
- Hãy dành thời gian chăm sóc tốt bản thân và nuôi dưỡng thai nhi thật tốt.
Tăng cường tình cảm với người bạn đời của mẹ:
- Đảm bảo hai người có nhiều thời gian ở bên nhau để bồi dưỡng tình cảm cho nhau.
- Hai vợ chồng có thể cùng đi nghỉ, cùng làm những việc yêu thích để tăng cường tình cảm giữa đôi bên.
- Như vậy sau khi bé sinh ra, 2 vợ chồng sẽ có nền tảng tình cảm vững chắc để cùng chăm sóc cho bé.
Tâm sự với người mà mẹ tin tưởng giúp giảm stress khi mang thai:
- Hãy tâm sự nỗi lo lắng, hoang mang của mẹ với chồng, bạn bè hoặc người thân.
Kiểm soát tâm trạng căng thẳng:
- Không nên để cho nỗi buồn phiền liên tục gia tăng.
- Hãy nghĩ cách chăm sóc sức khỏe tâm lí của mình.
- Nghỉ ngơi điều độ, ngủ đủ giấc, vận động thích hợp và ăn uống cân bằng.
Xem thêm: Kiến thức mang thai.