Những bất thường sau khi sinh và cách xử lý, giúp mẹ phục hồi sau sinh.
Sau khi sinh, các mẹ thường gặp những bất thường có thể xảy ra khiến mẹ mệt mỏi.
Vậy nguyên nhân và cách xử lý những bất thường đó như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết này mẹ nhé!
Những bất thường sau khi sinh em bé.
Sau đây là một số biểu hiện bất thường khác mà sản phụ có thể gặp sau khi sinh nở.
Tình trạng bất thường không tiểu tiện được.
- Sau khi sinh, một số sản phụ không tiểu tiện được, bụng dưới to và đau do bàng quang căng đầy.
- Nguyên nhân là thành trước âm đạo bị thay đổi hoặc chấn thương, khiến niệu đạo bị gấp hoặc cơ cổ bàng quang bị đóng chặt.
- Bệnh nhân cần được thông tiểu hoặc rửa bàng quang ngay, càng để chậm, sản phụ sẽ càng đau.
Nước tiểu dầm dề là một biểu hiện bất thường sau khi sinh:
- Nguyên nhân có thể do thành chứ âm đạo bị rách sau khi dùng giác hút để kéo thai nhi ra ngoài. Trong trường hợp này phải mổ khâu lại lỗ dò.
- Một nguyên nhân khác là cổ bàng quang bị tổn thương, cơ thắc cổ bàng quang không hoạt động tốt sau khi sinh. Tổn thương này thường không kéo dài và dễ điều trị.
Những bất thường sau khi sinh về sữa mẹ.
Sau khi sinh, mẹ sẽ gặp những bất thường về sữa mẹ trong thời kỳ cho con bú, chẳng hạn như tình trạng tắc tia sữa, căng sữa sinh lý, nặng hơn có thể viêm hay áp xe tuyến vú.
Tình trạng căng sữa sinh lý:
- Vài ngày sau khi sinh, vú cương to, nóng, nặng và cứng vì đã tiết sữa đầy đủ, đây là hiện tượng bình thường, sẽ hết nếu cho trẻ bú ngay.
- Nếu vì lý do gì đó mà trẻ không bú được, cần vắt sữa hoặc cho trẻ khác bú.
Tắc sữa là một vấn đề thường gặp sau khi sinh.
Do tia sữa bị tắc nghẽn do viêm đầu vú hoặc nước kẽ đầu vú, nếu không xử lý kịp thời, sản phụ dễ bị nhiễm khuẩn dẫn đến viêm tuyến sữa, viêm ống dẫn sữa và cuối cùng là áp xe vú.
Cách xử lý tắc sữa cho mẹ sau sinh:
- Chườm nóng, xoa bóp và nhờ một đứa trẻ khỏe hơn, lớn hơn bú ngay từ lúc mới tắc.
- Nếu đã thấy đỏ một vùng trên vú thì chườm nóng và vắt sữa là biện pháp thích hợp nhất.
- Việc hút sữa bằng máy ít có tác dụng vì dễ gây phù xung quanh các ống dẫn sữa ở đầu vú.
Tình trạng xước hoặc nứt đầu vú:
- Bôi xước bằng glycerin, thuốc mỡ corticoid tổng hợp hoặc nystatin.
- Nên vắt sữa vì nếu để trẻ bú thì người mẹ sẽ rất đau.
- Không rửa vú bằng xà phòng và không bôi cồn.
Đau vùng tầng sinh môn:
Vùng này dễ bị chấn thương hoặc cắt nới khi sinh, nhưng dễ lành.
Trong vài ngày đầu, sản phụ sẽ cảm thấy khó chịu và khó khăn khi di chuyển.
Cách xử lý đau tầng sinh môn:
Tầng sinh môn rất dễ bị nhiễm khuẩn, khi thấy đau tức, có cảm giác bị cắn rứt, phù nề hoặc có mủ, phải báo ngay cho bác sĩ để được cắt chỉ sớm, rửa bằng thuốc sát khuẩn povidine tại chỗ và băng sạch.
Nếu thấy viêm nhiễm rộng hoặc nặng thì nên đi bệnh viện ngay.
Đau bụng dưới là một trong những bất thường sau khi sinh.
Sau sinh, tử cung co lại chỉ còn như quả bưởi, sờ thấy đáy tử cung ở rốn.
Cách xử lý tình trạng đau bụng dưới.
- Chỉ một tuần sau, kích thước của nó chỉ còn một nửa, 2 tuần thì không còn sờ thấy tử cung ở trên bụng nữa.
- Sản phụ thường không cảm thấy đau, nếu thấy đau thì phải khám xem có viêm nhiễm không.
- Các chứng nhiễm trùng ở tử cung cung, phần phụ, ruột thừa, đại tràng đều có thể gây đau bụng dưới.
- Nếu tử cung co chậm, sản dịch hôi và sốt, phải nghĩ tới chứng viêm tử cung thường do sót rau, cần đến bác sĩ ngay, nếu không bệnh sẽ rất nhanh chóng chuyển biến nặng.
Chảy máu muộn.
Chảy máu muộn thường vào ngày thứ hai hoặc thứ ba sau sinh hoặc muộn hơn.
Nguyên nhân và cách xử lý chảy máu muộn.
- Nguyên nhân chính là do vùng cổ tử cung ở vùng rau bám co hồi kém và sót rau.
- Phải đến bác sĩ ngay để được dùng thuốc co tử cung, xoa bóp tử cung để cầm máu.