Đẻ thường hay đẻ mổ tốt hơn, mẹ đã có quyết định để chọn phương pháp sinh nở nào phù hợp chưa?
Mang thai là một khoảng thời gian vô cùng thú vị đối với các bậc làm cha làm mẹ, nó cũng có thể rất áp lực vì mẹ phải đưa ra nhiều quyết định. Một trong những quyết định lớn nhất khi mang thai là phương pháp sinh nở.
Mẹ sẽ sinh thường qua đường âm đạo hay sinh mổ? Dù bằng cách nào, mục tiêu lớn nhất là sinh con một cách an toàn.
Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, bác sĩ sản phụ sẽ thảo luận về nhu cầu cá nhân của mẹ và giúp mẹ đưa ra lựa chọn đúng đắn phù hợp với thai kỳ và nhu cầu của cá nhân mẹ.
Đẻ mổ là gì, ưu và nhược điểm của đẻ mổ?
Đẻ mổ là phương pháp đẻ mà người mẹ sẽ chịu 1 đường rạch da bụng khoảng 10cm và mất máu nhiều hơn, em bé sẽ được lấy ra ngoài bởi bác sĩ phẩu thuật.
Ưu điểm của phương pháp đẻ mổ.
- Đẻ mổ được lên kế hoạch từ trước hoặc được tiến hành trong trường hợp khẩn cấp.
- Đẻ mổ theo kế hoạch là cần thiết nếu nếu em bé nằm ở ngôi ngược hoặc nhau thai nằm ở vị trí thấp.
- Mẹ cũng có thể đẻ mổ nếu lo lắng về việc đẻ thường.
- Trong một số trường hợp, có thể phải thực hiện thủ thuật đẻ mổ ngoài kế hoạch, nguyên nhân phổ biến là do em bé không nhận đủ oxy hoặc quá trình chuyển dạ diễn ra quá chậm.
- Đẻ mổ thường được thực hiện với phương pháp gây tê tủy sống hoặc ngoài màng cứng. Trong quá trình đẻ mổ, thuốc gây tê sẽ làm tê phần dưới của cơ thể để mẹ tỉnh táo khi sinh nhưng sẽ không cảm thấy đau. Hoạt động này ngắn và thường mất từ 30 - 45 phút.
- Mẹ có thể lên kế hoạch trước với bác sĩ để biết ngày giờ sinh con, đẻ mổ theo kế hoạch nghĩa là em bé sẽ được sinh ra trước khi mẹ chuyển dạ tự nhiên, nên mẹ sẽ không phải chịu các cơn co thắt và đau đẻ.
- Một lợi ích khác của việc đẻ mổ theo kế hoạch là sẽ không có các biến chứng xảy ra như phương pháp đẻ thường qua đường âm đạo, chẳng hạn như rách tầng sinh môn.
Nhược điểm của phương pháp đẻ mổ.
- Một nhược điểm của đẻ mổ là thời gian hồi phục lâu hơn so với đẻ thường.
- Mẹ có thể phải nằm viện 5 ngày thay vì khoảng 3 ngày khi đẻ thường, và vì mẹ đã trải qua một cuộc phẫu thuật lớn, nên mẹ sẽ cảm thấy đau bụng một thời gian sau khi sinh con.
- Đẻ mổ, người mẹ sẽ phải chịu 1 vết sẹo lớn ở trên bụng và ở lần đẻ tiếp theo, khả năng đẻ thường sẽ giảm đi rất nhiều.
- Phương pháp đẻ mổ đã được thực hiện hàng trăm năm qua và được coi là an toàn cho mẹ và bé. Tuy nhiên, giống như bất kỳ phương pháp phẫu thuật nào, nó cũng mang một số rủi ro.
- Mẹ có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn so với đẻ thường qua đường âm đạo, điều này có thể dẫn đến các biến chứng.
Đẻ thường là gì, ưu và nhược điểm của đẻ thường?
Đẻ thường là phương pháp đẻ tự nhiên, khi em bé đi qua ống sanh và âm đạo của người phụ nữ.
Ưu điểm của phương pháp đẻ thường.
- Lợi ích chính của phương pháp đẻ thường là thời gian hồi phục nhanh hơn nhiều vì mẹ sẽ chỉ cần nằm viện khoảng 3 ngày nếu ca sinh diễn ra thuận lợi.
- Với đẻ thường qua đường âm đạo, nó sẽ không để lại sẹo ở bụng và mẹ có thể chăm sóc em bé nhiều hơn trong những ngày đầu sinh bé, như gần gũi da kề da với bé, chăm sóc bé, cho bé bú sớm.
-
Phụ nữ sanh thường thì thời gian nằm viện ngắn hơn sinh mổ, chỉ 3-5 ngày là mẹ sẽ có thể xuất viện về nhà.
-
Mẹ sau khi đẻ thường sẽ ít đau hơn đẻ mổ, mẹ sẽ không cần uống thuốc giảm đau trong những tuần đầu sau khi sinh con.
-
Sinh thường sẽ rẻ hơn về mặt chi phí.
Nhược điểm của phương pháp đẻ thường.
- Đẻ thường sẽ mất nhiều khoảng thời gian khác nhau. Thời gian chuyển dạ và sinh nở của mẹ sinh con đầu lòng có thể dao động từ 8 - 18 giờ.
- Mặc dù mẹ sẽ được biết ngày sinh dự kiến, nhưng ngày sinh thực tế có thể sẽ sớm hơn hoặc trễ hơn.
- Các cơn co thắt khi sinh nở qua đường âm đạo gây đau đớn và có thể khó chịu đối với mẹ.
- Tuy nhiên, có những phương pháp để giúp mẹ kiểm soát cơn đau khi chuyển dạ, bao gồm các kỹ thuật phi y tế và các lựa chọn giảm đau như oxit nitơ, pethidine / morphine và gây tê ngoài màng cứng.
- Trong hầu hết các trường hợp, đẻ thường không phức tạp, nhưng có thể có những trường hợp bất trắc xảy ra khi đẻ. Đôi khi cần phải can thiệp như kẹp hoặc hút chân không.
- Một rủi ro liên quan đến đẻ thường qua ngã âm đạo là rách tầng sinh môn. Vết rách tầng sinh môn có thể từ vết rách nhẹ đến vết rách lớn hơn. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết rách, có thể cần phẫu thuật sửa chữa và kéo dài thời gian chữa lành. Những phụ nữ đẻ thường qua ngả âm đạo có tỷ lệ són tiểu cao hơn những phụ nữ đẻ mổ.
- Có rất nhiều cân nhắc cần xem xét khi quyết định hình thức đẻ thường hay đẻ mổ.
Về phía em bé khi đẻ thường và đẻ mổ.
- Những em bé đẻ thường sẽ được hưởng một số vi khuẩn có lợi của mẹ qua đường âm đạo, nên hệ hô hấp và miễn dịch của em bé đẻ thường sẽ tốt hơn.
- Những em bé đẻ mổ sẽ chậm hấp thu dịch phổi hơn, vì môi trường trong bụng mẹ toàn nước xung quanh. Khi em bé được đẻ thường ra ngoài môi trường không khí, phổi của bé đẻ thường sẽ được ép qua ống sanh của mẹ, nên dịch phổi sẽ hấp thu tốt hơn.
Đẻ thường hay đẻ mổ tốt hơn?
Nếu cùng một điều kiện sức khỏe của mẹ và bé thì đẻ thường sẽ tốt hơn.
Trường hợp nào mẹ không thể đẻ thường mà phải chỉ định đẻ mổ?
- Trường hợp không an toàn cho mẹ và bé thì bác sĩ sẽ chỉ định đẻ mổ.
- Ví dụ: Mẹ bị đái tháo đường và em bé quá to, có thể trên 4kg, có thể gây bâm huyết sau sinh hoặc gãy xương đòn em bé sau sinh.
- Trường hợp bác sĩ theo dõi đẻ thường qua đường âm đạo, nếu bác sĩ phát hiện tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi không đáp ứng được đẻ thường thì sẽ chuyển qua đẻ mổ.
Gây tê tủy sống, giúp giảm mức độ đau cho sản phụ khi sinh.
- Trước khi quyết định gây tê, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ sức khỏe của mẹ xem có gây tê được không,
Trường hợp chống chỉ định gây tê tủy sống.
- Trường hợp mẹ bị rối loạn máu đông hoặc có nhiễm trùng ở cột sống lưng.
Gây tê tủy sống liệu có biến chứng gì không?
- Đây là một thủ thuật an toàn giúp mẹ vượt qua cơn đau và vượt cạn nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
- Bác sĩ gây mê hồi sức sẽ kiểm tra rất kĩ để áp dụng phương pháp này và đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất ở các bệnh viện phụ sản.
Có nguy cơ nào xảy ra cho mẹ và bé khi đẻ thường hay đẻ mổ không?
Thông thường các nguy cơ xảy ra do sản phụ không có ý thức đi khám thai đầy đủ.
Trong mổ quá trình mang thai và chuyển dạ sinh đẻ có rất nhiều vấn đề như mẹ bầu bị cao huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường... những bệnh lý này nếu được phát hiện và theo dõi sớm thì sẽ không gây ra nguy cơ khi sinh đẻ.
Ví dụ về các nguy cơ khi mang thai:
- Bệnh tiền sản giật, nếu điều chỉnh tốt huyết áp, mẹ vẫn theo dõi thai kỳ và đẻ em bé khỏe mạnh bình thường.
- Nếu huyết áp quá cao, không ổn định và không được theo dõi dự phòng bởi các bác sĩ sản khoa, có thể gây biến chứng như tiền sản giật, gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
- Bệnh lý đái tháo đường, nếu sản phụ đi khám thai đầy đủ và được tư vấn về chế độ dinh dưỡng tốt thì thai nhi sẽ phát triển bình thường và khỏe mạnh.
- Nếu mẹ không được phát hiện và theo dõi đái tháo đường, không ổn định đường huyết sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến em bé, thậm chí dẫn đến thai lưu.
- Trong quá trình chuyển dạ và sinh nở cũng có thể xảy ra nhiều rủi ro, tuy nhiên với sự phát triển của khoa học kỹ thuật như ngày nay, thì việc theo dõi tim thai hay chuyển dạ thì các tỉ lệ rủi ro xảy ra trong quá trình sinh nở là rất ít.
- Vì vậy các mẹ bầu nên khám thai đầy đủ để được chăm sóc và theo dõi thai kỳ tốt.
- Trước khi sinh, các mẹ nên tham gia các lớp tiền sản để giúp trang bị tốt kiến thức về sản khoa, theo dõi thai kỳ...
Mẹ sinh mổ sau bao lâu hồi phục, và việc chăm sóc vết mổ như thế nào?
Sinh mổ thì mẹ sẽ phải ở trong bệnh viện từ 4-5 ngày để theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và bé.
Thời gian để cơ thể hồi phục hoàn toàn của mẹ sinh mổ để có thể mang thai lần tiếp theo là trên 18 tháng để vết mổ lành.
Sau sinh mổ, tử cung còn to, vết mổ còn đau, sản dịch sẽ hồi phục từ 3 đến 6 tuần sau sanh.
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh hợp lý:
- Ăn uống đầy chất dinh dưỡng, uống đủ nước hoặc sữa không đường (trên 2 lít 1 ngày).
- Nhờ sự giúp đỡ của người thân để mẹ được nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc.
- Nên vận động sớm sau sinh để vết mổ mau lành và tránh bị ứ động sản dịch, khoảng 2 ngày đầu sau sinh mẹ có thể đi lại nhẹ nhàng với sự hỗ trợ của người thân.
Có nên có thêm em bé sau khi mẹ mới đẻ mổ xong?
- Mẹ đẻ mổ lần 1, khả năng lần 2 vẫn sẽ phải mổ.
- Trường hợp mẹ mới mổ lấy thai xong mà có thai sớm quá, vết mổ chưa toàn toàn lành lặn thì khả năng sẽ có một số biến chứng cho lần sanh sau như: vỡ tử cung, hoặc ảnh hưởng tới em bé hoặc tim thai, tuy nhiên tỉ lệ này cũng thấp nên mẹ không cần quá lo lắng.
- Khoảng thời gian để mang thai bé thứ 2 sau khi đẻ mổ tốt nhất từ 1 năm rưỡi tới 2 năm.