Cách bế ẵm trẻ đúng kỹ thuật, tránh cong vẹo cột sống
Menu

Cách bế ẵm trẻ đúng kỹ thuật, tránh cong vẹo cột sống

Vì sao nên bế ẵm trẻ đúng cách

Cơ thể trẻ sơ sinh còn khá non nớt, khi bế trẻ cha mẹ phải cẩn thận và khéo léo để tránh gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể và sự phát triển của trẻ. Tưởng chừng đơn giản nhưng bế trẻ sơ sinh không đúng cách có thể gây ra những tác hại khôn lường. Với những người mẹ mới lên chức lần đầu sẽ có những bỡ ngỡ hay lóng ngóng khi bế trẻ. Và lo lắng bế bé ở tư thế này có ảnh hưởng gì tới đầu và cột sống bé không? Nếu mẹ bế con sai cách có thể gây chấn thương cổ, cong vẹo cột sống, ảnh hưởng xương hông. Thậm chí là tăng nguy cơ ngã rơi, gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng và sự phát triển của trẻ. Tác hại khôn lường khi bế trẻ sơ sinh không đúng cách

Trẻ nhỏ cơ thể và xương khớp còn yếu, chưa hoàn thiện nên nếu bé trẻ sơ sinh không đúng cách sẽ gây ra những tác hại khôn lường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và vóc dáng của trẻ:

 

cach-be-be-so-sinh-dung-chuan-de-xuong-song-be-khong-bi-cong-veo


Nguyên tắc cần biết khi bế trẻ sơ sinh, mẹ cần tránh những hành động gì?

Nhiều phụ huynh rất lúng túng trong việc bế trẻ sơ sinh sao cho đúng. Đặc biệt là đối với những người lần đầu làm cha mẹ. Khi bế trẻ, cha mẹ luôn băn khoăn bản thân đã bế trẻ đúng cách chưa? Và lo lắng bế bé ở tư thế này có ảnh hưởng gì tới đầu và cột sống bé không?

Trẻ sơ sinh có thể trạng khá non nớt, cần được bế ẵm, nâng niu, nhẹ nhàng. Nhất là theo quan điểm hiện đại, cần tạo cho trẻ cảm giác an toàn như khi còn trong bụng mẹ, tránh cho bé bị “hoảng” khi vừa mới lọt lòng.

Vì thế, nhiều bà mẹ đã sử dụng phương pháp kề da ngay khi bé lọt lòng hoặc mỗi khi bé thức dậy mẹ lại bế bé luôn.

Lúc này mẹ cần chú ý bế bé sao cho đúng, tránh gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể bé. Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất là phải luôn đỡ đầu và cổ của trẻ. Bởi giai đoạn từ 1 tháng đến 4 tháng tuổi bé vẫn chưa có khả năng kiểm soát đầu và cổ mình. Để đảm bảo cho sự an toàn của bé, mẹ cần nâng đỡ ổn định phần đầu của trẻ không để bị lật từ bên trái sang bên phải. 

Lưu ý, không để đầu trẻ ngả về phía trước hay ra đằng sau. Mẹ cần tránh những hành động bế ẵm sau đây:

Tư thế bế trẻ sơ sinh không phù hợp tháng tuổi

Mặc dù có rất nhiều kiểu bế nhưng không phải tất cả các tư thế đều có thể áp dụng ngay từ khi bé mới sinh. Trẻ sơ sinh mỗi giai đoạn lại có sự phát triển khác nhau, tùy thuộc vào độ cứng cáp và các kĩ năng của bé mẹ sẽ chọn được kiểu bế phù hợp và an toàn nhất.

Một số sai lầm điển hình khi chọn sai tư thế như bế cắp nách khi trẻ chưa đủ 6 tháng, bế đứng với trẻ chưa cứng cổ, bế vác trong thời gian dài với bé dưới 1 tháng…

Không đỡ lưng con

Với trẻ dưới 6 tháng việc đỡ lưng trẻ khi bế là vô cùng quan trọng. Sai lầm thường gặp nhất khi bế trẻ sơ sinh không đúng cách của các mẹ là không dùng tay đỡ lưng con mà chỉ đỡ đầu và mông. Điều này làm tăng nguy cơ bị ngã và cột sống của bé sẽ bị quá tải, không đủ sức nâng đỡ phần đầu, cổ. Đặc biệt ở tư thế bế vác, nếu mẹ chỉ đỡ mông và cổ thì con rất dễ bị sụn lưng, cong vẹo cột sống.

Vì vậy, cách bế trẻ sơ sinh đúng nhất là dùng tay còn lại để đỡ toàn bộ lưng và mông của con.

Bế xốc nách trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh , xương sống và xương cổ còn rất yếu nên tư thế bế xốc nách cực kỳ nguy hiểm bởi con có thể bất ngờ ngả đầu hoặc quay trái, quay phải. Thời điểm mẹ có thể bế xốc nách bé nhẹ nhàng là khi bé đủ 6 tháng trở lên. Lưu ý không bế xốc bé lên đột ngột có thể làm bé hoảng và ảnh hưởng tới não bộ. Hãy trò chuyện và nhẹ nhàng nâng bé lên mẹ nhé.

Rung lắc mạnh khi bế trẻ sơ sinh

Khi trẻ quấy khóc hoặc khi chơi đùa, bố mẹ thường rung lắc để khiến trẻ cười. Tuy nhiên, việc rung lắc quá mạnh có thể làm tổn thương não bộ của trẻ và để lại di chứng nặng nề. Bên cạnh đó, việc đung đưa, rung lắc trẻ có thể làm trẻ thích thú ngay tại thời điểm vui đùa và đòi hỏi được như thế ở những lần quấy khóc trong tương lai. 

Bế cắp nách quá sớm

Chuyên gia khuyến cáo không nên bế cắp nách khi trẻ chưa được 1 tuổi. Bởi nếu bế cắp nách quá sớm, xương chậu, xương đùi của bé dễ bị tổn thương lâu dần sẽ khiến bé đi chân vòng kiềng. Hơn nữa, bế trẻ sơ sinh không đúng cách ở tư thế này còn có thể làm tổn thương tinh hoàn của bé trai, lệch xương hông bé gái. Vì thế, hãy hạn chế tối đa khi bế trẻ ở tư thế này để không ảnh hưởng tới vóc dáng sau này. 

Không đỡ đầu bé khi bế lên, đặt xuống

Thao tác bế bé lên và đặt bé xuống tưởng đơn giản nhưng lại dễ gây hại cho bé nhất. Đặc biệt lúc xương bé chưa cứng, bé chưa tự điều chỉnh tư thế của mình. Vì thế, nếu mẹ không đỡ đầu có thể khiến bé bị bị nghẹo đầu, xương cổ bị tổn thương. 

Không đổi bên thường xuyên

Để cơ thể phát triển toàn diện và cân đối, mẹ nên thường xuyên thay đổi tư thế và đổi bên khi bế trẻ trong thời gian dài. Đây là những sai lầm thường gặp khi bế trẻ sơ sinh không đúng cách khiến bé gặp tình trạng cơ 2 bên phát triển không đồng đều.

Với trường hợp bế bé nằm ngang, nếu duy trì lâu dài tư thế này mà không đổi bên có thể khiến loạn sản khớp háng của trẻ

Dùng điện thoại trong khi bế trẻ

Khi bế tuyệt đối không dùng điện thoại hoặc làm việc riêng bởi trẻ thường nghịch ngợm và thường bị thu hút bởi mọi thứ xung quanh nên rất dễ gặp nguy hiểm nếu mẹ chỉ giữ 1 tay. Dù bé đã cứng cáp mẹ cũng nên để tay còn lại ôm hờ vào người bé hoặc để tay rảnh rang nhưng luôn sẵn sàng ứng phó trong mọi tình huống.

Cách bế ẵm trẻ sơ sinh đúng kỹ thuật

Nếu mẹ đang thắc mắc: Trẻ sơ sinh bế vác sớm có sao không? thì đây chính là câu trả lời cho mẹ: Mẹ có thể bế vác trẻ khi vỗ ợ hơi, wind down… ngay từ khi mới sinh với điều kiện là bế đúng kỹ thuật. Bế vác trẻ đúng cách đem đến nhiều lợi ích tuyệt vời như:

 

cach-be-am-tre-dung-ky-thuat-tranh-cong-veo-cot-song

Cách bế trẻ sơ sinh với tư thế ngửa

Ở giai đoạn từ 0 đến 2 tháng tuổi, xương của trẻ còn yếu dễ bị tổn thương. Tư thế bé bé nằm ngửa là phù hợp nhất tại thời điểm này. Tư thế này cũng rất quen thuộc và phổ biến, được các mẹ áp dụng thường xuyên khi cho con bú.

Cách bế bé ở tư thế nằm ngửa khá đơn giản và dễ thực hiện. Mẹ đặt bé nằm ngang, dùng tay đỡ đầu, lưng, cổ và mông bé để tránh áp lực dồn lên cột sống bé. Để bế bé theo tư thế này chuẩn nhất, cha mẹ thực hiện các bước sau:

Bước 1: Mẹ đỡ đầu em bé bằng 1 tay bên phải hoặc bên trái, dùng lòng bàn tay mẹ đỡ trọn phần đầu và cổ, tiếp đến sử dụng toàn bộ cánh tay để đỡ dọc theo lưng trẻ và dùng tay còn lại đỡ mông.

Bước 2: Mẹ sử dụng 2 tay nâng em bé lên nhẹ nhàng đến ngang ngực, kết hợp áp sát vào người mẹ ở tư thế mà hai mẹ con cảm thấy thoải mái.

Đây là cách bế trẻ sơ sinh đơn giản và dễ thực hiện nhất. Mẹ bế bé theo tư thế này sẽ dễ dàng dỗ dành và cho con bú. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể sử dụng 1 tay bế bé theo tư thế này mà không gây nguy hiểm.

Bế trẻ sơ sinh theo tư thế bế vác

Ở giai đoạn 3 tháng tuổi, tư thế bế vác chỉ được áp dụng khi vỗ ợ hơi cho bé. Cha mẹ không nên lạm dụng cách bế này, sẽ dễ dẫn đến hậu quả trẻ bị cong vẹo cột sống và chùn xương. Bởi cột sống trẻ còn rất yếu, lúc này sẽ gây áp lực lớn lên cổ và lưng.

Sau giai đoạn 3 tháng tuổi, trẻ đã biết lẫy, cơ thể cứng cáp hơn mẹ đổi sang tư thế bế vác là rất hợp lý. Bởi vì, với cách bé trẻ sơ sinh này bé rất thích thú và có nhu cầu đòi bế kiểu thú vị này nhiều hơn.

Tư thế này mang lại nhiều lợi ích cho bé. Không những giúp bé dễ dàng ợ hơi mà bé còn có thế ngắm thế giới xung quanh, giúp giảm áp lực trên đôi tay người bế. Cách bế vác được tiến hành như sau:

Bước 1: Mẹ sử dụng tay thuận đỡ đầu bé, dùng tay còn lại đỡ mông bé, đặt bé lên ngang ngực mẹ để bế.

Bước 2: Áp cơ thể bé vào người mẹ nhẹ nhàng. Sau đó, mẹ dần dần nâng người bé lên.

Bước 3: Đặt phần đầu bé vào hõm vai của mẹ, một tay đỡ lưng bé sao cho cổ lưng và mông bé thẳng hàng. Để an toàn nhất, mẹ hãy ngả nhẹ người về phía sau để tạo điểm tựa cho bé.

Tư thế này cũng không quá khó và xa lạ, bởi cha mẹ thường sử dụng để vỗ ợ hơi cho bé.

Lưu ý: Để đảm bảo an toàn nhất khi sử dụng cách bế trẻ sơ sinh theo tư thế bế vác, mẹ nên sử dụng 1 tay đỡ sau lưng bé để có thể kịp thời đỡ bé trong các tình huống bất ngờ.

Tư thế bế ngang hông

Ở giai đoạn 6 tháng tuổi, bé đã phát triển dần ổn định, biết ngồi, biết bò mẹ có thể bế bé với tư thế ngang hông. Phần hông của bé được đặt cạnh hông của mẹ, mẹ dùng tay ôm bao quanh người bé, dùng bàn tay cố định phần mông bé.

Với cách bế trẻ ngang hông, có rất nhiều bé thích thú. Bởi ở tư thế này, mặt bé được hướng về phía trước, dễ dàng quan sát môi trường xung quanh.

Cách bế trẻ sơ sinh mặt hướng ra ngoài

Cách bế trẻ sơ sinh mặt hướng ra ngoài chủ yếu được áp dụng cho các bé có phần cổ phát triển cứng cáp. Ở tư thế bế này phần lưng và đầu của bé được tựa áp vào bụng và ngực mẹ, mặt bé hướng về phía trước.

Mẹ dùng đồng thời cả 2 tay phối hợp nhau để đỡ bé. Một tay mẹ đỡ mông, tay còn lại ôm ngang phần bụng và ngực bé.

Dù ở tư thế này mẹ không được rảnh tay nhưng bế bé ở tư thế này rất nhẹ nhàng. Không những thế, bế bé ở tư thế này còn tạo cơ hội cho mẹ đồng hành cùng con khám phá, quan sát xung quanh. Điều này khiến bé vô cùng thích thú.

Tư thế mặt đối mặt

Không giống với cách bế trẻ sơ sinh bằng tư thế bế đứng, tư thế mặt đối mặt lại giúp cho mẹ có thể giao tiếp, chơi đùa cùng con rất tốt. Khi bế bé ở tư thế này mẹ cần để mặt bé hướng về mặt mẹ, sau đó dùng một tay đỡ phần đầu và cổ cố định, tay còn lại ôm ngang hông và thân bé.

Mẹ nhẹ nhàng di chuyển bé lên ngang tầm ngực, trò chuyện và âu yếm con để con cảm nhận được tình cảm của mẹ và an tâm hơn.

Cách bế trẻ sơ sinh lên và đặt xuống chuẩn kỹ thuật

Việc bế trẻ sơ sinh tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải ai cũng biết. Bên cạnh sự nhẹ nhàng, yêu thương phụ huynh cần nắm được những kỹ thuật cơ bản để tránh những ảnh hưởng xấu, có thể dẫn đến dị tật khó chữa khỏi.

Cha mẹ cùng tham khảo cách bế trẻ sơ sinh chuẩn ngay dưới đây nhé:

Cách bế trẻ sơ sinh lên

Ở giai đoạn sơ sinh, phần đầu của bé còn khá non nớt và mềm yếu. Chính vì thế, khi bế trẻ mẹ cần chú ý, đảm bảo luôn đỡ đầu cho bé. Khi bế bé lên mẹ đảm bảo tốt hai kỹ thuật sau:

Với cách ôm bé như thế này mẹ có thể dễ dàng thay đổi, di chuyển vị trí cho bé an toàn.

Cách bế trẻ lên từ tư thế nằm ngửa

Ngoài những lúc có người bế thì phần lớn bé luôn ở tư thế nằm ngửa. Vì thế mẹ sẽ luôn phải bế con lên trong tư thế này. Mẹ hãy tham khảo cách bế trẻ sơ sinh từ tư thế nằm ngửa dưới đây để tránh gây ảnh hưởng xấu cho con.

Bước 1: Mẹ dùng tay đỡ lấy phần gáy và phần mông của bé: Cúi lưng xuống sao cho sát về phía bé sau đó dùng một bàn tay luồn xuống dưới cổ và đầu của trẻ, tay còn lại đồng thời đỡ mông trẻ. Mẹ hãy dùng lời nói dịu dàng, âu yếm để trấn an tinh thần bé và tạo cảm giác an toàn cho bé.

Bước 2: Từ từ nâng bé lên một cách nhẹ nhàng: Vẫn ở tư thế cúi xuống, mẹ dùng 2 tay đỡ lấy toàn bộ cơ thể của bé, luôn đảm bảo đầu bé được giữ vững, cố định. Mẹ nhìn vào mắt bé, thì thầm âu yếm, nhẹ nhàng đỡ bé lên.

Bước 3: Ôm bé vào tầm ngực của mẹ: Sau khi đã nâng được bé lên, mẹ đặt bé song song, áp sát với ngực của mình. Nhẹ nhàng nâng phần đầu cao hơn so với phần thân của bé.

Bước 4: Gấp khuỷu tay tạo chỗ nằm cho bé: Khi bé ở tư thế áp sát ngực mẹ, lúc này mẹ đặt đầu bé vào chỗ gấp khuỷu tay, cánh tay đỡ dọc thân bé, tay còn lại phụ đỡ cơ thể bé.

Cách bế trẻ lên từ tư thế nằm sấp

Cũng như cách bế trẻ lên ở tư thế nằm ngửa, bế trẻ lên từ tư thế nằm sấp cũng cần có kỹ thuật để đảm bảo cho sự an toàn của bé.

Bước 1: Đỡ phần cổ và bụng của bé bằng 2 tay: Mẹ dùng tay luồn giữa 2 chân của con sao cho lòng bàn tay chạm tới và áp vào ngực của bé. Tay còn lại, mẹ đặt phía dưới má của bé, đỡ phần đầu thật vững.

Bước 2: Nâng và xoay bé từ từ về phía mẹ: Nâng bé lên từ từ đồng thời giữ vững trọng lượng cơ thể của mẹ. Phần đầu được chỉnh cao hơn so với phần thân của bé. Đầu được đỡ tại vị trí chỗ gập khuỷu tay.

Bước 3: Ôm bé vào lòng: Khi bé đã được nâng lên, mẹ từ từ di chuyển tay ở vị trí giữa 2 chân bé chuyển sang đỡ mông. Đầu bé được cố định tại chỗ gập khuỷu tay, cánh tay đỡ dọc theo thân bé.

Lưu ý: Trong lúc thực hiện cách bế trẻ từ tư thế nằm sấp, mẹ cần đảm bảo đầu bé luôn được giữ vững và thẳng hàng so với thân. Tuyệt đối không để đầu của bé bị ngửa ra sau hoặc tay mẹ đè chặt cổ bé sẽ khiến bé khó thở.

Cách đặt trẻ sơ sinh xuống

Khi bế con lên mẹ cần chú ý phần đầu thì khi đặt con xuống mẹ cũng cần chú ý giữ đầu bé và nhẹ nhàng đặt xuống. Điều này giúp cho bé cảm thấy an toàn, không bị giật mình theo phản xạ.

Khi đặt con xuống, mẹ đừng quên dùng cánh tay đỡ phần thân và cổ bé. Cách làm này giúp cho bé tránh được những ảnh xấu, giúp bé phát triển an toàn nhất.

Trên đây là những cách bế trẻ sơ sinh đúng kỹ thuật. Nếu đang mắc phải những sai lầm này, ba mẹ hãy sửa càng sớm càng tốt và học cách bế trẻ sơ sinh đúng cách, nhẹ nhàng, cẩn trọng để quá trình chăm sóc bé được dễ dàng hơn nhé

Mẹ hãy tham khảo thêm: Tập vận động cho bé sơ sinh đúng cáchMassage cho trẻ sơ sinh và lợi ích bất ngờ                                         

 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Gửi ngay
Đánh giá
5 trên 5

(31 đánh giá)
Viết đánh giá
  • 5 sao 0
  • 4 sao 0
  • 3 sao 0
  • 2 sao 0
  • 1 sao 0

Tin liên quan
Xem thêm:

NGỌC THẢO MOM BABY CARE - CHĂM SÓC MẸ VÀ BÉ SAU SINH TẠI NHÀ

Công ty TNHH Ngọc Thảo Mom Baby Care

Trụ sở chính: 295 Liên tỉnh 5, Phường 5, Quận 8, Tp. Hồ Chí Minh

Mã số thuế: 0317318722

Ngày cấp: 01/06/2022

Nơi cấp: Cục Cảnh Sát Quản Lý Hành Chính Về Trật Tự Xã Hội

Chủ sở hữu: Nguyễn Thị Tuyên

Email: ngocthao@mombabycare.com.vn

Số điện thoại: 034 9791 522

Fanpage

Chứng nhận

DMCA.com Protection Status

Dịch vụ giao hàng

 

Kênh thương mại điện tử

 

Bản quyền thuộc về CÔNG TY TNHH NGỌC THẢO MOM BABY CARE
messenger icon zalo icon Gọi ngay