- Bảo vệ sức khỏe của thai phụ giai đoạn cuối thai kỳ thông qua vận động.
- Thai phụ trong giai đoạn cuối thai kỳ cần đi bộ một cách thích hợp, không nên có những bài tập vận động mạnh.
- Thai phụ cần vận động nhẹ nhàng, thoải mái, không tập những môn thể thao nặng.
Bảo vệ sức khỏe của thai phụ thông qua quan hệ vợ chồng.
- Nên ngưng việc quan hệ vợ chồng trước khi sinh nở 1 - 2 tháng.
- Khoảng thời gian này, thai phụ có thể sinh bất cứ lúc nào, việc quan hệ vợ chồng sẽ kích thích tử cung co thắt dẫn đến đẻ non.
- Mặt khác, sức đề kháng của thai phụ trong giai đoạn này rất kém, cơ hội vi khuẩn xâm nhập vào đường sinh dục và đường tiểu rất cao, nếu bị nhiễm trùng, sẽ tăng nguy cơ rủi ro trong quá trình sinh nở.
Bảo vệ sức khỏe của thai phụ giai đoạn cuối thai kỳ, cần sắp xếp việc quan hệ vợ chồng một cách khoa học.
- Vì thế, việc sắp xếp quan hệ vợ chồng trong thời kỳ thai nghén cần khoa học, để tránh ảnh hưởng đến tâm lý, tình cảm, sức khỏe của thai phụ và thai nhi.
Tham khảo: Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu.
Bảo vệ sức khỏe của thai phụ thông qua việc phòng ngừa và chữa trị bệnh.
Việc phòng chữa bệnh có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cho thai phụ giai đoạn cuối thai kỳ.
Phòng ngừa chữa trị vết nám, tàn nhang cho thai phụ giai đoạn cuối thai kỳ.
- Nếu da khô, cần sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có bổ sung nước, tránh dùng xà bông, vì xà bông có tính kiềm.
- Tránh để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào da, khiến các vết nám trên da càng nhiều hơn.
- Nếu phải đi ra ngoài, nên dùng mũ, nón, hoặc các đồ dùng tránh ánh nắng.
Phòng ngừa chứng chuột rút cho thai phụ giai đoạn cuối thai kỳ.
- Sau khi mang thai, thai phụ cần chú ý bổ sung canxi, ăn nhiều thực phẩm có chứa canxi như canh hầm xương...
- Cải thiện tuần hoàn máu, cần thường xuyên tập luyện một số môn thể dục thích hợp như đi bộ.
- Khi bị chuột rút, cần kịp thời xoa bóp phần bị chuột rút đó.
- Tốt nhất nên đến bệnh viện kiểm tra, các bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên tốt nhất.
Phòng ngừa chữa trị chứng phù chân cho thai phụ giai đoạn cuối thai kỳ.
- Lúc nghỉ ngơi hoặc ngồi, thai phụ nên thường xuyên nhấc chân cao lên, sẽ có lợi cho việc lưu thông máu qua các tĩnh mạch.
- Hai tay giơ lên cao quá đầu, chầm chậm xoay và cử động, co gập và duỗi các ngón tay.
- Thường xuyên vận động hai chân và đùi giúp tuần hoàn máu, giảm triệu chứng phù nề.
- Nếu chân sưng phù to, có thể là triệu chứng của bệnh nào đó, nên kịp thời đến bác sĩ kiểm tra.
Tham khảo: dịch vụ masage bầu tại nhà.
Bảo vệ sức khỏe của thai phụ giai đoạn cuối thai kỳ thông qua chế độ dinh dưỡng hằng ngày.
- Hằng ngày, thai phụ cần ăn đúng thời gian và số lượng, theo quy luật trao đổi chất.
- Ăn uống đúng thời gian và đủ lượng mới đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của mẹ và thai nhi.
Bảo vệ sức khỏe thai phụ qua việc hấp thụ cân bằng dinh dưỡng.
- Thiếu dinh dưỡng hoặc thừa dinh dưỡng đều ảnh hưởng không tốt đến cơ thể mẹ và thai nhi.
Chú ý phối hợp đa dạng các loại thức ăn.
- Phối hợp các thực phẩm động - thực vật, món chính, món phụ, thực phẩm thô và tinh, các loại ngũ cốc, đậu.
- Vì các loại thực phẩm này đều có thành phần dinh dưỡng đặc biệt.
- Ăn các loại thực phẩm khác nhau mới hấp thụ các thành phần dinh dưỡng khác nhau.
- Ăn một hoặc ít loại thức ăn sẽ dễ bị thiếu dinh dưỡng.
- Ăn nhiều thực phẩm thanh đạm có lợi cho sự phát triển, trưởng thành của thai nhi.
- Chú ý hấp thụ một số nguyên tố vi lượng, ăn các loại rau xanh, hoa quả.
Bảo vệ sức khỏe của thai phụ giai đoạn cuối thai kỳ qua chế độ dinh dưỡng hằng ngày.
Tham khảo: dịch vụ chăm sóc mẹ và bé sau sinh.
Nguyên tắc ăn uống giai đoạn cuối thai kỳ giúp bảo vệ sức khỏe cho thai phụ.
- Giai đoạn cuối thai kỳ, cân nặng thai nhi đã tăng lên nhanh chóng, vì thế cơ thể mẹ cần dự trữ một lượng dinh dưỡng đầy đủ để chuẩn bị cho việc sinh nở.
- Thực phẩm dinh dưỡng cho thai phụ càng phải phong phú hơn.
Thai phụ cần tuân theo một số nguyên tắc ăn uống như sau:
- Có thể chọn ăn các loại thực phẩm như hải sâm, cá mực, thịt nạc, mộc nhĩ trắng.
- Nếu thai phụ bị phù chân, cao huyết áp, nên ăn thực phẩm ít muối, lợi tiểu như cháo đậu đỏ, canh bí đao, canh cá quả, đồng thời ăn các loại trứng, gan, hoa quả, rau xanh.
- Ăn nhiều lòng đỏ trứng, đậu, cải chíp, rau dền...
Việc tuân theo nguyên tắc ăn uống hợp lý giúp mẹ bảo vệ sức khỏe và đảm bảo dinh dưỡng cho thai nhi.
- Ăn nhiều các chế phẩm từ sữa, đậu nành, tôm, ghẹ, rong biển có chứa nhiều vitamin B1.
- Ăn nhiều các loại rau chứa nhiều chất xơ như rau diếp, rau cần và các loại quả có tác dụng thanh nhiệt sinh tân như táo, chuối, nhãn, nho, cam quýt.
- Trước khi sinh nên ăn một số thực phẩm bổ sung dinh dưỡng như cháo gà ác hầm long nhãn, hải sâm, tôm hấp.