Trị hăm tã cho bé
Menu

Trị hăm tã cho bé

Trị hăm tã cho bé

Hăm tả là gì?

  • Hăm tã là một dạng viêm da ở vùng mặc tã.
  • Hăm tã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là hiện tượng thường gặp và có thể khiến vùng da bị hăm ửng đỏ, làm bé khó chịu.
  • Hăm tã ở trẻ sơ sinh xảy ra do tã thường xuyên bị ướt hoặc do da bị cọ xát nhiều.

Nếu trị hăm tã cho bé không đúng cách, bé sẽ bị ảnh hưởng thế nào?

  • Những việc làm tưởng chừng như “vô hại” của mẹ có thể khiến tình trạng hăm tã của trẻ bị nặng hơn, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng máu, suy dinh dưỡng…
  • Mẹ lưu ý để biết cách trị hăm tã khoa học cho con.

 


5 sai lầm khi trị hăm tã cho bé mẹ cần tránh

Dùng phấn rôm trị hăm tả cho bé:

  • Hạt phấn rôm rất nhỏ, dính lại trên da sẽ gây bít, bí lỗ chân lông, khiến bé bị hăm trầm trọng hơn.
  • Bên cạnh đó, nhiều loại phấn rôm có thể chứa hương liệu dễ làm da bé bị kích ứng.

Dùng tinh bột ngô, tinh bột yến mạch trị hăm tã cho bé:

  • Tương tự phấn rôm, các loại tinh bột này cũng làm bít tắc lỗ chân lông, gây bí da bé.

Tắm cho bé bằng các loại lá dân gian không rõ nguồn gốc:

  • Các loại lá không rõ nguồn gốc có thể chứa chất bảo quản, chất trừ sâu gây kích ứng mạnh, đỏ da, hình thành bọng nước thậm chí ung thư da.

Tắm rửa bằng xà phòng thơm:

  • Xà phòng thơm chứa một lượng lớn chất tẩy rửa và hương liệu làm bào mòn da, gây tổn thương, mất cân bằng pH và làm khô da bé.

Sử dụng kem không rõ nguồn gốc:

  • Các loại kem bôi, kem dưỡng không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng có thể chứa chì, corticoid, parabens, chất hóa học.
  • Các chất này làm tăng nguy cơ ung thư da, ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

 


Cách điều trị hăm tã cho bé

Các cách vệ sinh giúp bé không bị hăm tã

  • Rửa bằng nước ấm, không sử dụng xà phòng, trừ khi khu vực này thật sự bẩn.
  • Sử dụng khăn sạch và thấm lên vùng dễ bị hăm.
  • Không sử dụng giấy ướt hoặc khăn lau có chứa cồn hoặc propylen glycol, những loại hương này có thể gây kích ứng da.
  • Không nên chà mạnh vì sẽ kích thích làn da nhạy cảm của bé.
  • Sau khi rửa xong, lau khô để ngăn ngừa nấm phát triển.
  • Rửa tay của bạn sau mỗi lần thay tã để không lây lan vi khuẩn.

Khi nào thì nên đưa bé đi khám

  • Hăm tã không phải là một bệnh nguy hiểm, tuy nhiên khi vết hăm bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm hoặc kèm sốt, tiêu chảy không rõ nguyên nhân mẹ nên đưa bé đi thăm khám bác sĩ để chữa trị kịp thời ngừa hăm tã diễn trở nặng.

Dưới đây là 1 số dấu hiệu nhận biết bé bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm:

  • Xuất hiện mụn nước ở vùng bị hăm.
  • Sưng tấy đỏ, ngứa khiến con khó chịu quấy khóc nhiều.
  • Vùng hăm có mụn mủ, chảy nước.
 
 
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Gửi ngay
Đánh giá
5 trên 5

(93 đánh giá)
Viết đánh giá
  • 5 sao 0
  • 4 sao 0
  • 3 sao 0
  • 2 sao 0
  • 1 sao 0

Tin liên quan
Xem thêm:
  • rắc rối thường gặp
  • ,
  • NGỌC THẢO MOM BABY CARE - CHĂM SÓC MẸ VÀ BÉ SAU SINH TẠI NHÀ

    Công ty TNHH Ngọc Thảo Mom Baby Care

    Trụ sở chính: 295 Liên tỉnh 5, Phường 5, Quận 8, Tp. Hồ Chí Minh

    Mã số thuế: 0317318722

    Ngày cấp: 01/06/2022

    Nơi cấp: Cục Cảnh Sát Quản Lý Hành Chính Về Trật Tự Xã Hội

    Chủ sở hữu: Nguyễn Thị Tuyên

    Email: ngocthao@mombabycare.com.vn

    Số điện thoại: 034 9791 522

    Fanpage

    Chứng nhận

    DMCA.com Protection Status

    Dịch vụ giao hàng

    Dịch vụ Dịch vụDịch vụ

    Kênh thương mại điện tử

    TikiLazadaShopee

    Bản quyền thuộc về CÔNG TY TNHH NGỌC THẢO MOM BABY CARE
    messenger icon zalo icon Gọi ngay