Ba mẹ cần làm gì khi trẻ nhiễm covid.
Hiện nay, chúng ta đã bước vào giai đoạn bình thường mới, trẻ em đã được đến trường học trực tiếp và tham gia các hoạt động vui chơi.
Việc trẻ có nguy cơ bị nhiễm covid do tiếp xúc với F0 cũng tăng lên, ba mẹ hãy chuẩn bị tinh thần cũng như sự bình tĩnh để chăm sóc cho trẻ khi bị nhiễm covid, giúp trẻ mau khỏi bệnh.
Triệu chứng khi trẻ em bị nhiễm covid như thế nào?
- Triệu chứng khi trẻ em bị nhiễm covid tương tự như khi trẻ bị cúm bình thường.
- Khi trẻ khỏe, hệ miễn dịch tốt thì vi khuẩn ký sinh một cách hòa bình.
- Khi hệ miễn dịch bé kém, các vi khuẩn, phế cầu ký sinh trong đường hô hấp của trẻ sẽ gây bệnh, gây viêm.
- Trẻ sẽ bắt mệt mỏi, sốt.
- Trẻ bắt đầu ho, chảy nước mũi, chán ăn do mất vị giác.
- Trẻ có thể bị tiêu chảy, nổi ban đỏ trên da.
- Khi trẻ có những triệu chứng trên, ba mẹ hãy làm biện pháp test nhanh, và test PCR tại các cơ sở y tế để xác định chính xác trẻ có bị nhiễm covid không.
Chúng ta cần làm gì khi trẻ bị nhiễm covid?
- Hiện nay, không có loại thuốc kháng sinh nào tiêu diệt được virus cả.
- Thuốc kháng virus chỉ có thể kìm hãm sự phát triển của virus.
- Thuốc duy nhất để tiêu diệt virus, đó chính là sức đề kháng của chính con chúng ta.
- Vì vậy, điều quan trọng khi chăm sóc trẻ bị nhiễm covid tại nhà, đó là tăng cường sức đề sức đề kháng cho trẻ.
Điều qua trọng cần làm khi trẻ bị nhiễm covid là tăng sức đề kháng cho trẻ.
Cách chăm sóc trẻ bị nhiễm covid tại nhà?
1. Khi trẻ bị sốt:
- Đo thân nhiệt thường xuyên cho trẻ ít nhất 2 lần/ ngày khi trẻ có biểu hiện sốt.
- Khi trẻ sốt cao trên 38.5 độ C, ba mẹ hãy cho trẻ dùng thuốc hạ sốt.
Khi trẻ bi sốt ba mẹ cho trẻ uống thuốc hạ sốt.
- Ưu tiên dùng thuốc Paracetamol với liều dùng từ 10-15 mg/kg/lần. 4-6 giờ dùng 1 lần. Không quá 4 lần một ngày.
- Ví dụ: Trẻ 12 kg dùng 120mg/lần. Cho trẻ dùng gói 150 mg.
2. Khi trẻ ho nhiều.
- Trẻ ho nhiều không phải là bệnh nặng hơn. Mà ho là phản xạ tự vệ của đường hô hấp.
- Khi trẻ bị nhiễm virus covid, sức đề kháng của trẻ đang kháng lại virus, ho là phản xạ đẩy virus ra bên ngoài.
Dùng siro giúp giảm ho cho trẻ.
- Dùng Siro ho Herbi Kough. Siro ho tạo thành lớp tráng quanh amidan qua hầu họng của bé tạo thành lớp phủ trên đó, ngăn virus bám vào niêm mạc.
- Ngăn virus bội nhiễm, hạn chế rát họng giúp trẻ dễ chịu.
3. Khi trẻ chảy nước mũi.
- Khi trẻ bị chảy quá nhiều nước mũi thì ta rửa mũi bằng nước muối sinh lý.
- Bình thường mũi trẻ sẽ có lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc đường hô hấp, ngăn không cho virus xâm nhập vào tế bào.
- Trên lớp nhầy đó còn có kháng thể, yếu tố miễn dịch khác.
- Nếu trẻ chảy mũi trắng thì bình thường, ta không cần làm gì cả, để lớp nhầy tự bảo vệ.
Rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý.
- Khi trẻ chảy quá nhiều nước mũi, ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ thì ba mẹ hãy rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý.
4. Xông mũi cho trẻ.
- Xông mũi cũng tốt đối với trẻ bị nhiễm covid, vì tinh dầu có tác dụng hỗ trợ điều trị rất tốt (hương nhu, bưởi, sả, tía tô, kinh giới).
Cho trẻ xông mũi với tinh dầu cũng rất tốt.
- Tuy nhiên không được lạm dụng xông mũi quá nhiều. Mỗi ngày chỉ xông 1 lần.
- Nếu xông quá nhiều, khí nóng sẽ làm tăng tuần hoàn, làm phù mao mạch, làm tăng tiết dịch trẻ sẽ ra nhiều mũi hơn.
5. Khi trẻ bị khò khè.
- Gối cao đầu trẻ lên một chút để dịch mũi họng không chảy vào trong đường thở, trẻ sẽ bớt khò khè.
6. Khi trẻ bị tiêu chảy.
- Cho trẻ uống nhiều nước.
- Cho trẻ uống Orisol để bổ sung điện giải.
7. Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ thông qua các bữa ăn, để cung cấp chất dinh dưỡng và tăng sức đề kháng cho trẻ.
- Nếu trẻ bú mẹ, thì cho trẻ bú nhiều hơn theo nhu cầu của trẻ. Mẹ nên ăn uống đủ chất đẻ bé được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thông qua sữa mẹ.
- Nếu trẻ ăn dặm, trẻ có thể ăn ít hơn, nên mẹ hãy nấu bữa ăn giàu dinh dưỡng hơn cho trẻ (Trứng, hành, tía tô).
- Bổ sung Vitamin tổng hợp và Vitamin D3 cho trẻ.
- Hàm lượng Vitamin trong máu cao thì hệ miễn dịch hoạt động rất mạnh, giúp bé nhanh khỏi hơn.
- Kẽm là vi chất quan trọng giúp tăng đề kháng trong giai đoạn này.
8. Ngoài ra ba mẹ cần thực hiện các việc sau.
- Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, phòng trẻ phải sạch sẽ, khô thoáng.
- Sát khuẩn vật dụng, bề mặt tiếp xúc thường xuyên.
- Vệ sinh cá nhân, tắm cho trẻ mỗi ngày.
- Cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý.
- Rửa tay sát khuẩn thường xuyên.
- Tạo không khí vui tươi thoải mái để trẻ cảm thấy nhẹ nhàng hơn.
- Hướng dẫn bé tập những bài tập thể dục vận động nâng cao sức khỏe tại nhà.
Khi nào cần cho trẻ đi khám ngay khi trẻ bị nhiễm covid?
- Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi bất kỳ lí do gì phải đi khám ngay.
- Trẻ suy dinh dưỡng, sinh non, nhẹ cân.
- Trẻ bị bệnh tim, gan, thận bẩm sinh.
- Trẻ bị hen phế quản.
- Trẻ cần đi khám thường xuyên để đánh giá tình trạng của trẻ và có hướng điều trị kịp thời.
- Nếu trẻ sốt kèm theo mệt mỏi, li bì, đau bụng chóng mặt, chán ăn, da nổi ban đỏ, nôn ói liên tục thì ta cần phải cho bé đi khám ngay.
Trẻ nhiễm covid cần đi khám bác sĩ ngay nếu có các bệnh bẩm sinh, hen phế quản.
Nếu ta chăm sóc trẻ đúng cách, trẻ sẽ có sức đề kháng mạnh và sẽ vượt qua covid đơn giản và hiệu quả.
Trẻ bị nhiễm covid bản chất đó là 1 liều vacxin tự nhiên, khi trẻ hết bệnh, trẻ sẽ có hệ miễn dịch vô cùng tốt.
Tham khảo: dịch vụ chăm sóc mẹ và bé sau sinh tại nhà.