Võng nôi từ lâu được coi là vật dụng gắn liền với nhiều trẻ em ở Việt Nam.
Hãy cùng Ngọc Thảo Mombabyspa tìm hiểu cách cho trẻ nằm võng và những điều cần biết, để cân nhắc có nên cho trẻ nằm võng hay không nhé.
Có nên cho trẻ nằm võng không?
Cho trẻ nằm võng có những ưu điểm như:
- Giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ.
- Tạo cảm giác thoáng mát.
- Giảm nguy cơ mắc rôm sảy ở trẻ sơ sinh.
Bên cạnh những ưu điểm, cho trẻ nằm võng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
- Theo phản xạ tự nhiên, trẻ thường sẽ quẹo đầu về một phía khi nằm trên võng, điều này sẽ vô tình gây ra sự móp méo và lệch hộp sọ.
- Bên cạnh đó, một số mẹ còn chèn thêm gối để con nằm êm hơn, điều này có thể vô tình làm bé bị khó thở, hoặc bị quẹo cổ do gối quá cao khi nằm võng.
Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng không?
- Trong giai đoạn sơ sinh, tốt nhất cha mẹ nên để bé nằm trên mặt phẳng, để cho đầu và lưng bé được thẳng, nhằm định hình cột sống.
- Giai đoạn trẻ từ 0 đến 3 tuổi là quá trình xương vẫn đang hình thành và phát triển.
- Chính vì thế, xương bé dễ bị biến dạng nếu nằm võng nhiều, khiến bé bị võng lưng, cong lưng.
- Điều này không những ảnh hưởng đến chiều cao mà còn có thể khiến bé bị gù, lệch cột sống, xương sống bị cong do nằm võng trong thời gian dài.
Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng không?
Những quan niệm khiến bạn thường xuyên cho trẻ nằm võng.
Nằm võng sẽ giúp bé ngủ ngon hơn.
- Nhiều cha mẹ cho rằng chiếc võng đung đưa sẽ dỗ dành giấc ngủ của bé, giúp bé ngon giấc hơn.
- Nhưng không biết rằng, hệ não bộ của em bé sơ sinh còn mềm, chưa cứng cáp, nên nằm võng rung lắc quá lâu, sẽ dễ khiến não bộ bị chấn thương.
Trẻ thích được nằm võng.
- Nhiều cha mẹ nghĩ rằng đứa trẻ nào cũng thích được nằm võng, nhưng không biết rằng có khi chính bé đang bị ép ngủ võng.
- Trẻ em thường chìm vào giấc ngủ nhanh khi được đưa trên võng là do: cơ thể mệt mỏi vì bị rung lắc nhiều nên nhanh chìm vào giấc ngủ.
Tác hại của việc cho trẻ em nằm võng quá nhiều.
- Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, trẻ em nằm võng có hệ thần kinh vận động kém linh hoạt hơn.
- Bên cạnh đó, nằm võng còn làm hạn chế việc bé tự khám phá các khả năng khác của bản thân như: nhoài, lật, trườn, bò..., làm giảm khả năng tiếp thu và nhận thức của trẻ.
- Trẻ em nằm võng thường xuyên, máu huyết sẽ kém lưu thông hơn bình thường.
- Lí do là: Tứ chi cùng vùng đầu của trẻ sẽ thường bị vẹo do mặt võng cong, không cố định. Do đó gây nên tụ máu cục bộ, khiến cơ bắp và não bộ kém tăng trưởng hơn.
- Một điều nguy hiểm khác chính là nguy cơ té, ngã ra khỏi võng của trẻ.
- Mặt khác bé nằm võng sẽ tạo thói quen không tốt, bé hay đòi được ẫm, được đung đưa và ba mẹ sẽ mất nhiều thời gian cho bé hơn.

Trong giai đoạn sơ sinh, tốt nhất cha mẹ nên để bé nằm trên mặt phẳng, để cho đầu và lưng bé được thẳng
Những điều cần lưu ý về việc cho trẻ nằm võng.
Để đảm bảo sự phát triển của trẻ, các chuyên gia khuyến cáo rằng nên tập cho bé ngủ trên mặt phẳng an toàn.
Khi nào mới cho trẻ sơ sinh nằm võng?
- Chỉ trong những trường hợp bất khả kháng mới phải cho trẻ nằm võng.
- Tốt nhất bố mẹ chỉ nên cho con ngủ trên võng khi con đã cứng cáp, có thể tự bước đi vững vàng để phần não bộ và xương sống của con được phát triển một cách tối ưu nhất.
Khi cho trẻ nằm võng, ba mẹ cần lưu ý điều gì?
- Chỉ cho con trẻ nằm võng trong thời gian ngắn để không ảnh hưởng đến cột sống và não bộ con.
- Tốt nhất không để trẻ ngủ qua đêm trên võng.
- Đặt con nằm chéo chiều võng để lưng được nâng đỡ hơn, tránh tình trạng vòng lưng.
- Không rung lắc mạnh võng để ru trẻ ngủ và dừng rung khi trẻ đã đi vào giấc ngủ.
- Lót thảm hoặc chăn mềm bên dưới võng phòng trường hợp trẻ bị lọt ra khỏi võng trong khi ngủ.
- Nên dùng thêm nệm hoặc chiếu lót dưới lưng con để tạo thêm sự bợ đỡ chắc chắn cho cột sống của con, hạn chế cột sống cong vẹo.