Bé bị hen suyễn và tiếng thở rít, bé thở rít là do phế quản thường xuyên bị nghẽn, thường là khi bị cảm, hơi thở của trẻ trở nên rít hơn mỗi khi bắt đầu chơi, ăn, cười hoặc chạy nhảy.
Tiếng rít này có thể nghe được ở khoảng cách xa và xuất hiện khi luồng không khí trong phổi được đẩy ra.
Thường trẻ không cảm thấy khó chịu, hoạt động thể chất và trạng thái ăn uống của trẻ vẫn diễn ra bình thường.
Thở rít có phải là dấu hiệu của bé bị hen suyễn không?
Trong 90% trường hợp, tiếng rít là triệu chứng của bé bị hen suyễn.
Vì vậy, cần phải nhanh chóng nghĩ đến việc điều trị bởi căn bệnh này có nguy cơ làm chậm quá trình tăng trưởng của bé và ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp qua việc làm giảm lượng khí mà bé có thể thở ra.
Ngoài triệu chứng bé bị hen suyễn, tiếng thở rít có do nguyên nhân nào khác không?
- Tiếng rít có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau.
- Chẳng hạn, nó cho biết trong phế quản có một vật thể lạ mà trẻ hít vào.
- Ở trẻ sơ sinh, những biểu hiện khó chịu thường kèm theo hen và tiếng rít.
- Đó cũng có thể là do bị dị dạng ở phổi hoặc tim làm cho máu không thể di chuyển bình thường giữa các ngăn tim.
- Những nguyên nhân khác gồm có trạng thái dị thường của các mô phế quản (hậu quả của việc cho thở oxy và dùng máy trợ thở sau khi sinh).
- Có kẽ hở giữa thực quản và khí quản, hệ miễn dịch bị suy giảm kéo theo nhiễm trùng lặp đi lặp lại, những vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa…
Bệnh bị hen suyễn có biểu hiện ra sao?
Một đứa bé bị coi là mắc bệnh hen suyễn khi 3 lần lên cơn dưới 2 tuổi (sau khi đã loại bỏ những nguyên nhân khác làm xuất hiện tiếng rít).
Ở bé sơ sinh, cơn hen thể hiện viêm nhánh phế quản.
Nó khởi đầu bằng chứng sổ mũi bình thường và 2 hoặc 3 ngày sau kèm theo ho khan, tăng nhịp thở có kèm theo tiếng rít.
Bệnh có thể chữa lành sau vài ngày, ngoại trừ một số bé vẫn tiếp tục rít "ngầm" ngoài lúc cơn hen.
Ở một số trẻ khác, đó có thể là bệnh ho kéo dài, chủ yếu xảy ra ở cuối của đêm ngủ, lúc gần sáng.
Một số tác nhân dễ làm bé bị hen suyễn?
- Bệnh viêm màng phế quản sau điều trị vẫn có thể để lại những di chứng ảnh hưởng đến hơi thở của trẻ.
- Người mẹ hút thuốc lá cũng có vai trò tác động.
- Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ em có mẹ hút thuốc lá trong lúc mang thai dễ bị hen suyễn.
Bé bị hen suyễn sẽ mãi mãi mắc bệnh?
- Không, người ta ước lượng 2/3 số trẻ em mắc bệnh sẽ được chữa lành trong khoảng 3 - 6 tuổi.
- Bé thở rít là vì phế quản quá hẹp và dễ bị nghẽn khi viêm mũi hầu.
- Những dạng hen không gây dị ứng này được chữa lành ngay khi hệ miễn dịch của bé trở nên hiệu quả hơn.
Những yếu tố nào báo trước bé bị bệnh hen suyễn kéo dài?
Rất nhiều yếu tố làm người ta tin rằng bé sẽ luôn bị hen.
Chẳng hạn, nếu bé liên tục lên cơn hen hoặc thở rít ngoài thời kỳ có dịch cúm, rất có khả năng bệnh hen của bé kéo dài.
Nếu bé bị eczema thì rủi ro tăng gấp 3 lần.
Yếu tố di truyền có làm cho bé bị hen suyễn không?
- Yếu tố di truyền cũng ảnh hưởng tới bệnh hen suyễn ở bé.
- Nếu chỉ cha hoặc mẹ bị hen suyễn, nguy cơ bị hen của bé là từ 20 - 40%.
- Nếu cả cha lẫn mẹ đều bị dị ứng tỉ lệ này lên tới 40 - 80%
Những dấu hiệu báo trước bé bị hen suyễn.
- Bé viêm mũi không sốt, tiếp theo là ho và thở rít khi trẻ cố gắng làm điều gì đó hoặc cười khóc.
- Khi những dấu hiệu này xuất hiện, đừng tìm cách trị cơn ho bằng siro và các loại thuốc khác vì như thế, tình trạng nghẽn phế quản sẽ trầm trọng hơn làm cho việc điều trị về sau kém hiệu quả.