Trẻ sơ sinh bị sặc sữa là 1 tai biến nguy hiểm đối với trẻ, khi trẻ bị sặc sữa, sữa tràn vào khí quản, phế quản, thậm chí chui vào tận các phế nang, làm tắc các đường hô hấp hoặc cản trở quá trình trao đổi khí giữa phế nang và mao mạch, làm trẻ ngạt thở nhanh chóng vì thiếu oxy do tắc đường hô hấp. Tỷ lệ tử vong do sặc sữa rất cao.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sặc sữa.
Hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh bị sặc sữa là do trẻ bú bình, rất ít khi tai biến này xảy ra ở trẻ bú sữa mẹ. Như vậy có nhiều vấn đề cần đặt ra ở đây.
Cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị sặc sữa do bú bình.
- Trước hết hãy chú ý đến bầu vú cao su.
- Lỗ thông của đầu vú cao su không nên đục quá rộng, vì lỗ thông to, sữa sẽ chảy nhanh, chảy mạnh, trẻ không nuốt kịp sẽ bị sặc sữa.
- Tốt nhất nên đục 1 - 2 lỗ nhỏ ở bên núm vú.
- Khi cho trẻ bú nên nghiêng chai khoảng 45 độ để sữa ngập lỗ thông, trẻ không phải nuốt nhiều khí.
- Trong khi cho con ăn, người mẹ cần chú ý xem sữa có xuống nhiều quá không, trẻ có nuốt kịp không?
- Phải cho trẻ ăn từ từ, không nên vội vàng, nhất là đối với trẻ yếu, trẻ non tháng.
Lưu ý khi cho trẻ bú để tránh trẻ bị sặc sữa.
- Khi trẻ được 3 - 4 tháng, trẻ đã bắt đầu tiếp xúc với những người xung quanh.
- Ở giai đoạn này, bé bị sặc sữa thường vì các mẹ vừa cho trẻ ăn vừa nói chuyện với trẻ.
- Điều này rất không nên, vì trẻ mãi hóng chuyện có thể ngậm sữa trong miệng không chịu nuốt, hoặc trẻ ngửa cổ quá sẽ bị sặc sữa lên mũi.
- Khi trẻ ho hoặc khóc, ta phải ngừng ngay, không cho sữa chảy tiếp tục xuống miệng trẻ nữa.
Xem thêm: Rắc rối thường gặp ở trẻ
Xử lý trẻ sơ sinh bị sặc sữa như thế nào?
Sặc sữa là một tai biến rất nguy hiểm và đòi hỏi phải được xử trí cấp cứu tại chỗ.
Hầu hết các trẻ sơ sinh bị sặc sữa đều ngạt thở nhanh, không kịp tới bệnh viện là do không được xử trí cấp cứu ngay sau khi tai biến xảy ra.
Cách sơ cứu trẻ sơ sinh bị sặc sữa.
- Khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa, sữa đã lọt vào khí quản, cho nên điều trước hết là phải cho sữa ra khỏi đường hô hấp.
- Cách nhanh nhất và đơn giản nhất gia đình có thể làm ngay là người lớn dùng miệng hút mạnh mũi và miệng trẻ.
- Hút càng nhanh, càng mạnh càng tốt, nếu để chậm sữa sẽ vào sâu trong khí quản, hút khó ra, trẻ bị tắc thở lâu sẽ khó cứu.
- Khi hút sữa xong, nên kích thích mạnh để trẻ khóc và thở được.
- Ngay sau đó khẩn trương đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để các bác sĩ tiếp tục cứu chữa.