Mang Thai 3 Tháng Đầu: Nên và Không Nên Ăn Gì?
Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu trong 3 tháng đầu của thai kỳ đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Việc lựa chọn thực phẩm đúng cách không chỉ giúp mẹ bầu có sức khỏe tốt mà còn đảm bảo sự phát triển toàn diện của em bé. Dưới đây là những loại thực phẩm mà mẹ bầu nên ăn và những loại cần tránh trong giai đoạn này.
Thực Phẩm Mẹ Bầu Nên Ăn Trong 3 Tháng Đầu
1.Thực Phẩm Giàu Axit Folic
Rau lá xanh đậm: Rau bina, cải bó xôi, bông cải xanh, măng tây chứa nhiều axit folic, giúp ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.
Ngũ cốc nguyên hạt: Bánh mì nguyên cám, yến mạch, hạt quinoa là nguồn cung cấp axit folic và các vitamin nhóm B quan trọng khác.
2.Protein Chất Lượng Cao
Thịt nạc: Gà, bò, lợn là những nguồn cung cấp protein dồi dào, giúp xây dựng và phát triển các mô của thai nhi.
Cá và hải sản: Cá hồi, cá thu chứa omega-3, giúp phát triển não bộ của bé, tuy nhiên nên chọn loại cá ít thủy ngân.
Trong đó, thịt đỏ ngoài việc cung cấp chất đạm còn bổ sung các khoáng chất quan trọng như sắt và kẽm, ... giúp phòng ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt cho cả thai nhi và mẹ. Còn thịt trắng thì bổ sung các loại vitamin và khoáng chất khác như vitamin nhóm B, A, E, D, khoáng chất có phốt pho và canxi, để cơ thể mẹ và thai nhi khỏe mạnh. Vậy ngoài các loại thịt, mẹ bầu nên ăn gì để có thêm đạm và vitamin? Câu trả lời là trứng, loại thực phẩm chứa đạm và vitamin D dồi dào, rất cần để giúp hệ xương phát triển chắc khỏe. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý là chỉ được ăn khoảng 3 - 4 quả trứng/tuần.
Trong số các loại cá, cá hồi được biết đến là loại thực phẩm mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng bởi chứa nhiều vitamin D, canxi và omega-3, không chỉ tốt cho mọi người mà đặc biệt là mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý là nên ăn cá hồi đã được nấu chín.
3.Sản Phẩm Sữa
Sữa chua, phô mai, sữa tươi: Giúp bổ sung canxi và vitamin D, hỗ trợ sự phát triển xương và răng của thai nhi. Sữa chua là một lựa chọn tuyệt vời bởi chứa nhiều canxi, lợi khuẩn, đồng thời phòng ngừa chứng táo bón thường xảy ra ở mẹ đang mang thai.
4.Trái Cây và Rau Củ Quả
Trái cây tươi: Cam, chuối, dâu tây giàu vitamin C, kali và chất xơ. Trong nhiều loại trái cây, nho và chuối rất cần thiết cho mẹ bầu bởi vì chứa nhiều khoáng chất quan trọng. Chuối rất giàu sắt, giúp phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt ở mẹ đang mang thai, đồng thời khắc phục và phòng chứng táo bón, khó tiêu. Còn nho lại chứa nhiều vitamin và canxi. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý là chỉ nên ăn chuối chín từ 1 - 2 quả/ngày và ăn chuối sau các bữa ăn chính khoảng 1 - 2 tiếng. Và mẹ bầu không nên ăn nho hoặc chuối cùng một lúc vì có hàm lượng đường cao.
Rau củ quả: Cà rốt, khoai lang, bí đỏ chứa nhiều vitamin A, tốt cho sự phát triển mắt của thai nhi.
Xem thêm: Mẹ bầu nên ăn gì để con khỏe mạnh, thông minh
Thực Phẩm Mẹ Bầu Không Nên Ăn Trong 3 Tháng Đầu
1.Thực Phẩm Chứa Cồn và Caffeine
Rượu và bia: Gây hại cho sự phát triển của thai nhi, có thể gây dị tật bẩm sinh và các vấn đề về phát triển trí não.
Cà phê và trà đặc: Tiêu thụ nhiều caffeine có thể gây nguy cơ sảy thai và làm giảm hấp thu sắt.
Tiêu thụ quá mức caffeine khiến mẹ bầu hồi hộp, khó ngủ đồng thời có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. Còn bia rượu ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ.
2.Hải Sản Chứa Thủy Ngân Cao
Cá kiếm, cá đuối, cá ngừ đại dương: Những loại cá này chứa hàm lượng thủy ngân cao, gây hại cho hệ thần kinh của thai nhi. Vì vậy thay vì ăn các loại cá lớn, phụ nữ đang mang thai có thể lựa chọn các loại cá như cá minh thái, cá hồi, cá rô phi, cá cơm, cá trích, cá tuyết… trong chế độ của mình. Theo khuyến nghị phụ nữ mang thai nên ăn từ 224-336gam cá/hải sản mỗi tuần trong thời kỳ mang thai.
3.Thực Phẩm Tái Sống hoặc Chưa Nấu Chín Kỹ
Sushi, sashimi, trứng sống: Nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn nếu như mẹ bầu ăn thịt còn sống, chưa được nấu chín. Dù nhiễm khuẩn hay giun sán từ thịt sống cũng đều ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bào thai. Vì vậy, trong giai đoạn này mẹ bầu cần ăn chín uống sôi.
Thịt và gia cầm chưa chín kỹ: Có thể chứa vi khuẩn như Salmonella và Listeria, gây nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng.
Nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn nếu như mẹ bầu ăn thịt còn sống, chưa được nấu chín. Dù nhiễm khuẩn hay giun sán từ thịt sống cũng đều ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bào thai. Vì vậy, trong giai đoạn này mẹ bầu cần ăn chín uống sôi.
4.Một số loại rau củ
Rau ngót, rau răm, củ dền, măng tươi, khổ qua... đều là những thực phẩm không nên ăn khi mang thai 3 tháng đầu để phòng ngừa nguy cơ sảy thai. Các loại thực phẩm này có chứa những chất làm kích thích co bóp tử cung, tăng nguy cơ sảy thai cho các bà mẹ.
Ví dụ như trong măng tươi có chứa các hoạt chất như glucozit khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành một chất có thể gây ngộ độc là axit xyanhydric. Nếu không được chế biến kỹ trước khi ăn, mẹ bầu có thể bị ngộ độc, triệu chứng như nôn ói, khó thở, đau đầu nặng hơn nữa có thể bị tử vong. Với mẹ bầu có cơ địa nhạy cảm, dễ kích ứng được khuyến cáo không nên ăn khổ qua vì trong khổ qua có chứa chất histamin, đây là một hợp chất có thể gây dị ứng với các triệu chứng như nổi mẩn, ngứa, đau bụng, buồn nôn, nôn, khó thở. Thậm chí, trong một vài trường hợp nặng bệnh histamin có thể gây co thắt khí quản, viên sưng kết mạc mắt, co thắt tim…
Nếu ăn khổ qua non hoặc ăn luôn phần hạt khổ qua có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, trẻ sinh non, nhẹ cân và sinh con quái thai. Vì vậy trong 3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu không nên ăn khổ qua, chế biến đúng cách và ở những tháng cuối thai kỳ có thể ăn nhưng không được ăn quá nhiều, tối đa 2 quả/tuần.
5.Một số loại trái cây và nước ép (đu đủ xanh, dứa, nhãn,…)
Một số loại nước ép, trái cây được khuyên nên tránh sử dụng khi mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu của thai kỳ như đu đủ xanh, dứa…
Đu đủ xanh là câu trả lời thường được nhắc tới khi thắc mắc mẹ bầu không nên ăn gì. Trong đu đủ xanh có chứa nhiều mủ cao su làm thúc đẩy những cơn gò tử cung sớm và có thể gây sảy thai. Trong đu đủ xanh cũng chứa một lượng lớn papain, một trong những tác dụng phụ của papain là gây chuyển dạ sớm. Bên cạnh đó, khoảng 4% chất nhựa latex được tìm thấy trong đu đủ, đây là chất gây dị ứng phổ biến thường gây ra các triệu chứng như sổ mũi, sưng thấy vùng miệng và phát ban trên da, đôi khi phản ứng dị ứng có thể gây ra triệu chứng khó thở, sốc phản vệ cần chăm sóc y tế lập thức. Vì vậy mẹ bầu không nên ăn đu đủ xanh hoặc sinh tố đu đủ có chứa hạt đu đủ.
Dứa thường được sử dụng để ép nước hay dùng trong các món ăn, tuy nhiên loại trái cây này lại không phù hợp với phụ nữ mang thai. Dứa có chứa bromelain, một loại enzyme phân hủy protein. Một trong những tác dụng phụ của bromelain là có thể làm mềm cổ tử cung dẫn đến chuyển dạ sớm.
6.Thực Phẩm Chế Biến và Đóng Hộp
Xúc xích, thịt xông khói, thực phẩm đóng hộp: Thường chứa nhiều muối, chất bảo quản và chất béo bão hòa, không tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Thịt nguội được biết là có chứa vi khuẩn listeria, có thể gây sẩy thai. Listeria có khả năng đi qua nhau thai và có thể lây nhiễm sang em bé, dẫn đến nhiễm trùng hoặc nhiễm độc máu và có thể đe dọa tính mạng. Nếu bạn đang mang thai và đang cân nhắc việc ăn thịt nguội, hãy nhớ hâm nóng thịt cho đến khi chín.
7.Các Sản Phẩm Sữa Chưa Tiệt Trùng
Phô mai mềm (như Brie, Camembert): Có nguy cơ chứa vi khuẩn Listeria, gây nguy hiểm cho thai nhi.
8.Thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều muối và đường:
Ngoài những thực phẩm nêu trên, mẹ bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu? Bánh kẹo ngọt, các loại nước trái cây đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn như mì gói, .... là các loại thực phẩm chứa nhiều đường, muối và các hóa chất bảo quản, phụ gia trong công nghiệp thực phẩm có thể gây ngộ độc, tăng cân, tiểu đường nếu mẹ bầu tiêu thụ quá nhiều.
Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ
Lời Khuyên Dành Cho Mẹ Bầu
Trong thời kỳ mang thai, mọi thứ mẹ bầu ăn đều được chia sẻ với em bé đang lớn trong bụng. Người mẹ nào cũng mong muốn dành những điều tốt nhất cho con, vì vậy việc có bầu không nên ăn gì luôn vấn đề quan tâm hàng đầu của các mẹ.
Một chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng là điều quan trọng trong giai đoạn thai kỳ. Việc duy trì một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh trong 3 tháng đầu thai kỳ là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Mẹ bầu nên tập trung vào các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, đồng thời tránh xa những loại thực phẩm có thể gây hại cho thai nhi. Hãy luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có một kế hoạch ăn uống phù hợp và an toàn nhất.
Xem thêm: 16 loại thực phẩm tốt nhất mẹ nên ăn khi cho con bú