Sau khi sinh nở, phụ nữ thường có những thay đổi về cảm xúc và tâm lý như dễ bị kích thích, lo âu, mất ngủ dù con không quấy đêm, trở nên ngại giao tiếp, hay khóc vô cớ hoặc cáu gắt...
Các biểu hiện của trầm cảm sau sinh nói trên xuất hiện từ 3-6 ngày sau sinh và kéo dài trong vài ngày.
Nếu nó kéo dài hơn 10 ngày và ở mức độ nặng hơn, sản phụ được coi là mắc chứng trầm cảm sau sinh.
Theo một nghiên cứu mới đây, hơn 5% phụ nữ ở TPHCM mắc chứng trầm cảm sau sinh, phần lớn ở mức độ vừa (41%) và nặng (47%).
Hơn 41% bệnh nhân có ý nghĩ hay hành vi tự tử.
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến trầm cảm sau sinh bao gồm:
- Có mối quan hệ vợ chồng không được tốt đẹp (chiếm 60% trường hợp).
- Có tiền căn lo âu, mất ngủ hoặc phối hợp cả hai (chiếm 30%).
- Có thói quen dùng rượu, thuốc lá hoặc phối hợp cả hai (chiếm 29%).
- Không có ai để tâm sự (chiếm 22%).
- Sinh khó (chiếm 18%).
- Gặp khó khăn khi cho con bú (chiếm 17%).
- Phải tự chăm sóc bản thân sau sinh (chiếm 11%).
- Sinh con không được khỏe mạnh (chiếm 11%).
- Phải tự mình chăm sóc bé ban đêm (chiếm 10%).
Nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh.
- Bệnh trầm cảm sau sinh có liên quan đến yếu tố di truyền, sinh học và tâm lý xã hội, hoặc liên quan đến sự thay đổi hoóc môn trong thời kỳ mang thai và sau sinh.
Các biểu hiện của trầm cảm sau sinh bao gồm:
- Dễ bị kích thích, áp lực, mất ngủ, nản chí, bất lực, lo âu về việc chăm sóc em bé, thậm chí không thích đứa con của mình.
- Một số bệnh nhân bị hoang tưởng (chẳng hạn như nghĩ con mình sẽ có một số phận bị thảm), có ảo giác, ảo thanh (nghe một giọng nói bắt mình phải làm gì đó).
Trầm cảm sau sinh gây ra các ảo giác, ảo âm ở sản phụ.
- Trong trường hợp này, người mẹ có thể giết con mà không hề hay biết.
- Trên thực tế, trầm cảm sau sinh không dễ phát hiện vì bệnh nhân thiếu hiểu biết về cân bệnh này.
- Mặc khác, nhiều gia đình có tâm lý mặc cảm, xấu hổ, sợ người xung quanh biết nên giấu kín, đến khi biểu hiện của trầm cảm sau sinh trở nặng mới đưa đi khám.
- Vì thế, phần lớn bệnh nhân trầm cảm sau sinh được phát hiện muộn, dẫn đến việc điều trị gặp nhiều khó khăn.
Cách phòng ngừa trầm cảm sau sinh cho sản phụ:
- Để phòng ngừa trầm cảm sau sinh cho sản phụ, các thành viên trong gia đình cần tạo ra bầu không khí vui tươi, chan hòa tình cảm cho sản phụ, tránh gây ra những tổn thương tâm lý.
Gia đình tạo không khí vui tươi, chan hòa giúp phụ nữ phòng tránh bệnh trầm cảm sau sinh.
- Ngoài ra nên theo dõi kỹ sản phụ trong những ngày đầu sau sinh, nếu thấy sản phụ có biểu hiện của trầm cảm sau sinh như buồn rầu, chán nãn thì phải đi đến bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời.