Nhiều sản phụ cho rằng gió là thủ phạm gây ra bệnh hậu sản nên luôn ở trong phòng kín mít, cơ thể được che chắn bằng đủ loại khăn áo, mũ tất. Điều này rất có hại cho sản phụ trong mùa hè.
Việc che chắn quá kỹ càng làm tăng nguy cơ cảm nóng và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Sau đây là một số quan điểm sai lầm thường gặp ở sản phụ sau sinh các mẹ bầu cần biết để tránh nhé.
Quan điểm sai lầm thường gặp ở sản phụ sau sinh 1: Chậm xuống giường.
Quan điểm chậm xuống giường sau sinh, lợi ít hại nhiều.
- Rất nhiều người cho rằng, sản phụ có thể trạng yếu, cần được tịnh dưỡng nên nằm trên giường cả ngày, thậm chí cả khi ăn. Điều này lợi ít hại nhiều.
- Nếu không hoạt động trong thời gian dài, sản phụ sẽ dễ bị tắt tĩnh mạch ở chân do máu luôn ở trạng thái ngưng tụ.
- Sau khi sinh con, sản phụ nên sớm ra khỏi giường và hoạt động nhẹ nhàng để máu lưu thông dễ dàng, các cơ bụng được rèn luyện, sớm khôi phục lại khả năng co giãn vốn có, từ đó bảo vệ được tử cung, trực tràng và bàng quang.
Sau khi sinh con, sản phụ nên sớm ra khỏi giường và hoạt động nhẹ nhàng để máu lưu thông dễ dàng.
- Nói chung, sau khi sinh 24 tiếng, sản phụ đã có thể ngồi dậy tựa lưng vào thành giường, ngày thứ 3 có thể xuống giường đi lại.
Quan điểm sai lầm thường gặp ở sản phụ sau sinh 2: Không gội đầu tắm rửa.
Quan điểm kiêng tắm gội sau sinh rất phản khoa học.
- Tại nhiều địa phương hiện vẫn có tập quán: sản phụ đầy tháng mới được gội đầu tắm rửa. Điều này rất phản khoa học.
- Khi sinh đẻ, sản phụ ra rất nhiều mồ hôi, sau khi đẻ vẫn thường đổ mồ hôi, lại thêm mùi sữa nên cơ thể dễ bẩn, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
- Vì vậy, việc giữ vệ sinh sau sinh là vô cùng quan trọng.
Tắm gội giúp sản phụ giữ vệ sinh cơ thể sau sinh, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn có hại.
- 2-3 ngày sau khi sinh, sản phụ có thể tắm được, nên tắm bằng vòi hoa sen. Vào mùa hè, nên tắm rửa mỗi ngày một lần bằng nước ấm.
- 7 ngày sau khi sinh có thể gội đầu bằng nước ấm.
Quan điểm sai lầm thường gặp ở sản phụ sau sinh 3: Ăn uống kiêng khem.
Quan điểm ăn uống kiêng khem sau sinh làm sản phụ không đủ dinh dưỡng và sữa mẹ.
- Sản phụ ở nhiều nơi có tập quán kiêng khem khi ăn uống, nhu không ăn thịt bò, thịt dê, tôm, cá và các chất tanh.
- Thật ra sau khi sinh, sản phụ cần nguồn dinh dưỡng phong phú, đầy đủ.
- Nếu ăn kiêng quá mức sẽ không đáp ứng được nhu cầu phục hồi sức khỏe và tạo sữa để nuôi con.
Sản phụ cần có nguồn dinh dưỡng phong phú đầy đủ giúp phục hồi sức khỏe sau sinh.
Quan điểm sai lầm thường gặp ở sản phụ sau sinh 4: Ăn nhạt.
Quan điểm ăn nhạt, không ăn muối rất có hại cho sản phụ.
- Ở một số địa phương, từ trước khi sinh vài ngày, sản phụ không được ăn muối, điều này rất có hại.
- Khi sinh, sản phụ ra nhiều mồ hôi, tuyến sữa tiết ra mạnh, cơ thể dễ thiếu nước và muối.
- Vì vậy, cần ăn đủ muối, trừ những sản phụ bị phù do nhiễm độc thai nghén.
Sản phụ cần ăn đủ muối, tránh để cơ thể thiếu muối và nước.
Quan điểm sai lầm thường gặp ở sản phụ sau sinh 5: Ăn quá nhiều trứng gà.
Ăn quá nhiều trứng gà ảnh hưởng tới việc hấp thụ các loại thức ăn khác.
- Trứng gà có nhiều chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, rất phù hợp với sản phụ.
- Nhưng việc ăn quá nhiều trứng gà sẽ khiến cho cơ thể không hấp thụ hết, mà còn ảnh hưởng tới việc hấp thụ các loại thức ăn khác.
- Do vậy, sản phụ mỗi ngày chỉ cần ăn 1-2 quả trứng là đủ.
Trứng gà có nhiều chất dinh dưỡng, nhưng sản phụ chỉ ăn 1-2 quả mỗi ngày là đủ.
Quan điểm sai lầm thường gặp ở sản phụ sau sinh 6: sau khi sinh 24 giờ mới cho con bú.
Quản điểm cho con bú sau khi sinh 24 giờ là không tốt.
- Một số sản phụ cho rằng, cho con bú trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh là không tốt. Sự thật hoàn toàn khác, cho con bú càng sớm càng tốt.
- Trẻ bú sẽ kích thích phản xạ tiết sữa, giúp mẹ mau xuống sữa, giúp cho tử cung co hồi tốt, nhanh cầm máu sau sinh.
- Nếu được bú ngay khi ra đời, bé sẽ sớm có nguồn dinh dưỡng phong phú, tăng sức đề kháng với bệnh tật nhờ nguồn sữa non.
- Thông thường sau sinh 30 phút là có thể cho bé bú sữa.
Sau sinh 30 phút, mẹ hãy cho con bú càng sớm càng tốt.
Quan điểm sai lầm thường gặp ở sản phụ sau sinh 7: một tháng sau sinh đã có thể sinh hoạt chăn gối.
- Một số địa phương có quan niệm cho rằng khi trẻ đầy tháng tuổi, người mẹ đã hồi phục sức khỏe, có thể quan hệ chăn gối.
- Thật ra sinh hoạt trong thời điểm này là quá sớm.
- Khi sinh đẻ, màng trong tử cung và âm đạo bị tổn thương, sau 1 tháng chưa thể hồi phục được.
Không nên quan hệ chăn gối sau khi sinh quá sớm vì vết thương chưa kịp phục hồi.
- Các chuyên gia cho rằng, sau khi sinh, vợ chồng nên chờ 6-8 tuần mới sinh hoạt chăn gối lại.