3 tháng đầu thai kỳ nên ăn gì để mẹ và bé hấp thụ đầy đủ dưỡng chất
Menu

3 tháng đầu thai kỳ nên ăn gì

Tóm tắt nội dung [Ẩn]

  1. 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu nên ăn gừng tươi giúp giảm buồn nôn, nôn khan, ốm nghén.
    1. Tác dụng của gừng tươi.
    2. Những lưu ý khi dùng gừng tươi.
    3. 3 tháng đầu thai kỳ, nên ăn món ăn có gừng tươi giúp mẹ bầu giảm ốm nghén 
  2. 3 tháng đầu thai kỳ, ăn vừng giúp mẹ bầu tăng cảm giác thèm ăn.
    1. Tác dụng của vừng đối với mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ.
    2. Lưu ý khi dùng vừng.
    3. 3 tháng đầu thai kỳ ăn cháo vừng giúp an thai
  3. 3 tháng đầu thai kỳ, đậu phụ là thực phẩm thích hợp cho phụ nữ mang thai.
    1. Tác dụng của đậu phụ.
    2. Lưu ý khi sử dụng đậu phụ.
    3. 3 tháng đầu thai kỳ ăn món canh đậu hủ tôm nõn giàu chất đạm
  4. Cải bó xôi 3 tháng đầu thai kỳ giúp mẹ bầu cải thiện chứng thiếu máu.
    1. Tác dụng của cải bó xôi.
    2. Lưu ý khi ăn cải bó xôi.
    3. Ăn canh cải bó xôi nấu thịt gà thơm ngon giàu chất đạm
  5. Ăn thịt vịt 3 tháng đầu thai kỳ giúp giúp mẹ bầu tránh bị phù chân.
    1. Tác dụng của thịt vịt.
    2. Lưu ý khi sử dụng thịt vịt.
    3. Mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ món vịt xào cải thảo giúp tăng khả năng miễn dịch
  6. Hạt dẻ giúp thai phụ giảm mệt mỏi 3 tháng đầu thai kỳ.
    1. Tác dụng của hạt dẻ.
    2. Lưu ý khi sử dụng hạt dẻ.
    3. Cháo hạt dẻ có tác dụng tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ
  7. Củ sen là thực phẩm giúp thanh nhiệt giải độc cho thai phụ 3 tháng đầu thai kỳ
    1. Tác dụng của củ sen
    2. Lưu ý khi ăn củ sen
    3. Món nộm củ sen có tác dụng bồi bổ sức khỏe
  8. Dâu tây thích hợp cho thai phụ bị chứng táo bón, tốt cho tóc và da.
    1. Công dụng của dâu tây.
    2. Lưu ý khi sử dụng dâu tây.
    3. Món cháo đậu xanh dâu tây giúp bồi dưỡng mẹ bầu hay bị ốm nghén
  9. Sữa bò là thực phẩm cung cấp nhiều dinh dưỡng cho mẹ và bé 3 tháng đầu thai kỳ.
    1. Công dụng của sữa bò.
    2. Lưu ý khi sử dụng sữa bò.
    3.  Canh cải thảo sữa bò, món ăn bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ
  10. Mướp giúp thai phụ thanh nhiệt, mát máu, giải độc, thông kinh lạc.
    1. Tác dụng của mướp
    2. Lưu ý khi sử dụng mướp
    3. Canh thịt nạc nấu mướp giúp thanh nhiệt nhuận tràng cho mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ
  11. 3 tháng đầu thai kỳ, ăn gan lợn có tác dụng tốt cho thai phụ
    1. Tác dụng của gan lợn.
    2. Lưu ý khi sử dụng gan lợn.
    3. 3 tháng đầu thai kỳ, ăn món gan lợn xào có nhiều chất đạm, bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu
  12. Mộc nhĩ đen giúp giảm đau mỏi chân tay cho bà bầu.
    1. Tác dụng của mộc nhĩ đen.
    2. Lưu ý khi sử dụng mộc nhĩ.
    3. 3 tháng đầu thai kỳ ăn mộc nhĩ có lợi cho sự phát triển não bộ thai nhi
  13. 3 tháng đầu thai kỳ, ăn nấm mỡ giúp mẹ bầu hấp thụ dinh dưỡng tốt.
    1. Tác dụng của nấm mỡ.
    2. Lưu ý khi sử dụng nấm mỡ.
    3. Ăn nấm mỡ xào 3 tháng đầu thai kỳ giúp mẹ bầu giảm chứng phù chân, táo bón 
  14. 3 tháng đầu thai kỳ, ăn củ cải giúp tăng khả năng miễn dịch cho thai phụ.
    1. Tác dụng của củ cải.
    2. Lưu ý khi sử dụng củ cải.
    3. Canh củ cải giúp mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ giảm chứng ốm nghén
  15. 3 tháng đầu thai kỳ, ăn lạc nhân giúp mẹ bầu điều dưỡng cơ thể.
    1. Tác dụng của lạc nhân.
    2. Lưu ý khi sử dụng lạc nhân.
    3. Món lạc nhân hầm móng giò có tác dụng bồi bổ cơ thể phụ nữ 3 tháng đầu thai kỳ

3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu nên ăn gừng tươi giúp giảm buồn nôn, nôn khan, ốm nghén.

Tác dụng của gừng tươi.

  • Gừng tươi là thực phẩm chủ trị các chứng khó chịu, buồn nôn
  • Khi mang thai ở ba tháng đầu, triệu chứng khó chịu, buồn nôn thường xảy ra, khiến thai phụ gặp rất nhiều khó khăn, uống thuốc Tây lại có hại cho thai nhi.
  • Vì thế trong thời kì này, ăn một chút gừng tươi sẽ rất có lợi cho sức khỏe.

Những lưu ý khi dùng gừng tươi.

  • Không nên dùng quá nhiều gừng tươi, sẽ dẫn đến miệng khô, đau họng, táo bón...
  • Gừng bị dập nát hoặc bị đông cứng không được ăn, vì ăn gừng bị biến chất sẽ dễ bị ung thư.

3 tháng đầu thai kỳ ăn gì, ăn món ăn chứa gừng tươi

3 tháng đầu thai kỳ, nên ăn món ăn có gừng tươi giúp mẹ bầu giảm ốm nghén 


3 tháng đầu thai kỳ, ăn vừng giúp mẹ bầu tăng cảm giác thèm ăn.

Tác dụng của vừng đối với mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ.

  • Vừng chứa nhiều đạm, caroten, vitamin E, nhóm vitamin B, sắt đồng, kẽm, silic...;
  • Vừng không chỉ có mùi thơm mà còn làm tăng cảm giác thèm ăn, có lợi cho việc hấp thụ dinh dưỡng.
  • Hàm lượng canxi trong dầu vừng cao hơn nhiều so với rau xanh và đậu, chỉ đứng sau tôm.
  • Có lợi cho sự phát triển xương và răng, có tác dụng rất tốt cho sự phát triển của thai nhi.
  • Chất béo chứa trong vừng có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, tốt cho thai phụ bị táo bón. 

Lưu ý khi dùng vừng.

  • Bên ngoài hạt vừng có lớp vỏ cứng, sau khi nghiền nát mới cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Vì thế giã vừng thật nhỏ trước khi ăn sẽ tốt cho sức khỏe hơn.
  • Không nên ăn vừng cùng với thịt gà; nếu không sẽ dẫn đến trúng độc. 
  • Nếu bị trúng độc, có thể dùng cam thảo đun lấy nước uống để giải độc.

3 tháng đầu thai kỳ nên ăn cháo vừng

3 tháng đầu thai kỳ ăn cháo vừng giúp an thai


3 tháng đầu thai kỳ, đậu phụ là thực phẩm thích hợp cho phụ nữ mang thai.

Tác dụng của đậu phụ.

  • Đậu phụ là thực phẩm được làm từ hạt đậu tương, chứa nhiều sắt kẽm, canxi và muối, có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển răng và xương của trẻ nhỏ.
  • Phụ nữ ăn đậu phụ có tác dụng giảm béo, làm đẹp. 
  • Chất đạm thực vật có trong đậu phụ rất nhiều, hàm lượng đường ít, thích hợp cho người bệnh tiểu đường và bệnh béo phì. 
  • Chất lecithin phong phú chứa trong đậu có lợi cho thần kinh, mạch máu và sự phát triển đại não thai nhi.

Lưu ý khi sử dụng đậu phụ.

  •   Không ăn đậu phụ với mật ong, có thể gây điếc tai.  
  • Không ăn đậu phụ cùng cải bó xôi, sẽ làm cơ thể không thể hấp thụ, dễ bị sỏi thận.
  • Đông y cho rằng những người bị hàn, lạnh, dễ bị đau bụng, đi ngoài, trướng bụng, tì hư thì không nên ăn nhiều.
  • Những người mắc bệnh nặng về đường tiêu hóa, i-ốt thấp không nên ăn đậu phụ.

3 tháng đầu thai kỳ ăn canh đậu hủ nầu tôm nõn

3 tháng đầu thai kỳ ăn món canh đậu hủ tôm nõn giàu chất đạm


Cải bó xôi 3 tháng đầu thai kỳ giúp mẹ bầu cải thiện chứng thiếu máu.

Tác dụng của cải bó xôi.

  • Cải bó xôi giàu vitamin, chất đạm và chất khoáng. 
  • Một người mỗi ngày ăn 100g cải bó xôi có thể cung cấp đầy đủ nhu cầu vitamin C cho cơ thể.
  • Hàm lượng chất đạm trong 500g cải bó xôi tương đương với 2 quả trứng gà.
  • Cải bó xôi chủ yếu chứa sắt và canxi, đặc biệt hàm lượng này có nhiều ở phần thân. 
  • Chất xúc tác chứa trong cải bó xôi có lợi cho tiêu hóa.
  • Tăng khả năng miễn dịch và thúc đẩy sự phát triển của trẻ nhỏ.
  • Cải bó xôi có tác dụng cải thiện chứng thiếu máu ở phụ nữ mang thai, giúp sắc mặt hổng hào, sáng bóng, vì thể được coi là loại rau tốt nhất.

Lưu ý khi ăn cải bó xôi.

 Canh cải bó xôi nấu thịt gà

Ăn canh cải bó xôi nấu thịt gà thơm ngon giàu chất đạm


Ăn thịt vịt 3 tháng đầu thai kỳ giúp giúp mẹ bầu tránh bị phù chân.

Tác dụng của thịt vịt.

  • Thịt vịt chứa chất đạm, chất béo và các loại vitamin, là thực phẩm bồi bổ sức khỏe.
  • Thịt vịt chứa nhiều vitamin B và E hơn các loại thịt khác. 
  • Đông y cho rằng thịt vịt vị ngọt tính lạnh, có tác dụng bồi bổ, thanh phổi giải nhiệt bổ âm bổ huyết tiêu phù, chủ trị bệnh phù thũng, mất ngủ, suy nhược, mẩn ngứa.
  • Thai phụ có chứng phù chân nên ăn nhiều thịt vịt.
  • Nếu muốn dưỡng thân trị bệnh nên chọn vịt già.

Lưu ý khi sử dụng thịt vịt.

  • Không ăn thịt vịt với ba ba, thịt thỏ, hạch đào, mộc nhĩ, kiêu mạch.
  • Vì thịt vịt có tính lạnh hàn, người bị đau dạ dày, đau bụng, mỏi vai không nên ăn thịt vịt, người dương suy tì yếu, cảm mạo cũng không nên ăn.
 3 tháng đầu thai kỳ ăn vịt xào cải thảo

Mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ món vịt xào cải thảo giúp tăng khả năng miễn dịch


Hạt dẻ giúp thai phụ giảm mệt mỏi 3 tháng đầu thai kỳ.

Tác dụng của hạt dẻ.

  • Hạt dẻ chứa axit béo không no và nhiều vitamin, có tác dụng chống cao huyết áo, bệnh tim mạch, xơ cứng động mạch...
  • Chất dinh dưỡng chứa trong hạt dẻ rất phong phú, ít chất béo, chất đạm, tinh bột và hàm lượng đường cao, chứa nhiều loại vitamin và chất khoáng, canxi, kẽm, sắt kali.
  • Dinh dưỡng trong hạt dẻ phong phú, đường và tinh bột chứa trong hạt dẻ đạt khoảng 70,1%.
  • Thai phụ ăn thường xuyên không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn giúp giảm mệt mỏi, xương chậu phát triển tốt.

Lưu ý khi sử dụng hạt dẻ.

  • Không ăn hạt dẻ với thịt bò, sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của hạt dẻ, gây khó tiêu hóa.
  • Những người tì vị yếu, tiêu hóa không tốt hoặc mắc bệnh phong thấp không nên ăn hạt dẻ. 
  • Ngoài ra, hạt dẻ chứa nhiều tinh bột người bị bệnh tiểu đường, béo phì cũng không nên ăn nhiều.
 3 tháng đầu thai kỳ ăn cháo hạt dẻ

Cháo hạt dẻ có tác dụng tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ


Củ sen là thực phẩm giúp thanh nhiệt giải độc cho thai phụ 3 tháng đầu thai kỳ

Tác dụng của củ sen

  • Củ sen chứa tinh bột, tannin, vitamin B, giàu chất đạm, canxi, sắt; đặc biệt chứa nhiều vitamin C.
  • Củ sen sống có vị ngọt hàn, giúp thanh nhiệt giải phiền, giải khát chỉ khái. Nếu ép nước uống thì công dụng còn tốt hơn.
  • Củ sen chín có vị ngọt ấm, kiện tì khai vị, ích huyết bổ tâm, bồi bổ ngũ tạng, chống đi tả.
  • Củ sen chủ trị chứng bệnh mệt mỏi, suy nhược, giải độc rượu, tiểu tiện khó khăn, đi tiểu ra máu.
  • Thích hợp với những người kinh nguyệt ra nhiều, sau khi ốm dậy, mệt mỏi, tiêu hóa kém, bệnh tim mạch...
  • Trong các loại cây thân củ, hàm lượng sắt trong củ sen là cao nhất, có tác dụng chữa trị cho người mắc bệnh thiếu máu, thành phần tannin có tác dụng cầm máu tốt.
  • Chất xơ trong củ sen có tác dụng kích thích đường ruột.
  • Hàm lượng đường thấp, chất xơ và vitamin nhiều, có lợi cho người bị bệnh gan, táo bón, bệnh tiểu đường
  • Là món ăn có tác dụng thanh nhiệt giải độc cho thai phụ vào mùa hè.

Lưu ý khi ăn củ sen

 3 tháng đầu thai kỳ ăn nộm củ sen

Món nộm củ sen có tác dụng bồi bổ sức khỏe


Dâu tây thích hợp cho thai phụ bị chứng táo bón, tốt cho tóc và da.

Công dụng của dâu tây.

  • Dâu tây chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm fructose, sucrose, axit citric, axit malic, axit salicylic, axit amin, cũng như canxi, phốt pho, sắt và một số vitamin thiết yếu.
  • Dâu tây còn chứa caroten, là chất quan trọng trong việc tổng hợp vitamin A, có tác dụng dưỡng gan, sáng mắt.
  • Ngoài ra, dâu tây còn chứa pectin và chất xơ, giúp tiêu hóa, thông tiện, nhuận tràng, thích họp cho thai phụ bị chứng táo bón.
  • Dâu tây tính vị chua ngọt mát nhuận phổi sinh tân, kiện tì hòa vị, bổ huyết ích khí, mát máu giải độc, thai phụ thường xuyên ăn dâu tây có tác dụng tốt cho tóc và da.

Lưu ý khi sử dụng dâu tây.

  • Dâu tây có chứa nhiều canxi oxalat những người bị sỏi tiết niệu không nên ăn nhiều.
 Cháo đậu xanh dâu tay tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ

Món cháo đậu xanh dâu tây giúp bồi dưỡng mẹ bầu hay bị ốm nghén


Sữa bò là thực phẩm cung cấp nhiều dinh dưỡng cho mẹ và bé 3 tháng đầu thai kỳ.

Công dụng của sữa bò.

  • Chất đạm chứa trong sữa bò có chứa tám loại axit amin cần thiết, có lợi cho sự phát triển tổ chức mô cơ.
  • Canxi trong sữa bò là nguồn tốt nhất cung cấp canxi cho cơ thể.
  • Vì canxi trong sữa bò rất dễ hấp thụ nên tỉ lệ hấp thụ cao hơn các loại sữa khác rất nhiều.
  • Hơn nữa, tỉ lệ canxi và phốt pho khá thích hợp, là thực phẩm lý tưởng thúc đẩy phát triển xương và răng của trẻ nhỏ.
  • Trong sữa bò hầu như chứa tất cả các loại vitamin như A, C, D và vitamin nhóm B.
  • Đông y cho rằng, sữa bò vị ngọt, tính hơi lạnh, có tác dụng thanh tân chỉ khát, nhuận bổ đường ruột thanh nhiệt thông tiện, bổi bổ sức khỏe.
  • Là thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho thai phụ.

Lưu ý khi sử dụng sữa bò.

  • Chất đạm trong sữa bò và axit hoa quả, vitamin c chứa trong cam kết hợp lại, không chỉ ảnh hưởng đến việc hấp thụ tiêu hóa mà còn khiến chúng ta bị đây bụng, đau bụng, đi ngoài.
  • Sữa bò và giấm dùng cùng lúc sẽ bị đau bụng, nổi hạch phân bụng.
  • Không dùng sữa bò cùng với rau hẹ, hai món ăn cùng nhau sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi.
  • Người bệnh thiếu máu thiếu sắt bệnh viêm loét không nên uống sữa bò.
  • Người mắc bệnh sỏi thận không nên uống sữa trướcc khi đi ngủ.

Canh cải thảo sữa bò món ăn bổ dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ

 Canh cải thảo sữa bò, món ăn bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ


Mướp giúp thai phụ thanh nhiệt, mát máu, giải độc, thông kinh lạc.

Tác dụng của mướp

  • Mướp chứa nhiều chất dinh dưỡng, trong họ dây leo, mướp chứa hàm lượng chất đạm, tinh bột canxi, phốt pho, sắt và các loại vitamin (A, C) khá cao, tuy nhiên nhiệt lượng lại đứng sau bí đỏ.
  • Mướp có vị đắng, nhiều chất nhầy, chất béo và citrulline. 
  • Những nguyên tố dinh dưỡng này có tác dụng rất quan trọng trong hoạt động sinh lí của cơ thể. 
  • Đông y cho rằng mướp có vị hơi đắng, chua, hơi lạnh, mát có tác dụng hoạt huyết hóa đàm, giảm đau, giải độc. 
  • Người bị xuất huyết dạ dày, kiết lị, tử cung phụ nữ bị chảy máu, bệnh trĩ có thể dùng được loại quả này.
  • Mướp có tác dụng chống ho, long đờm, lọi tiểu, trị bệnh đậu mùa.
  • Thai phụ nên ăn mướp vì nó có tác dụng thanh nhiệt hóa đờm, mát máu giải độc, sát trùng, thông kinh mạch, hành huyết..

Lưu ý khi sử dụng mướp

Canh thịt nạc nấu mướp 3 tháng đầu thai kỳ

Canh thịt nạc nấu mướp giúp thanh nhiệt nhuận tràng cho mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ


3 tháng đầu thai kỳ, ăn gan lợn có tác dụng tốt cho thai phụ

Tác dụng của gan lợn.

  • Gan lợn giúp điều tiết và cải thiện chức năng sinh lý, cải tạo hệ thống máu của người bệnh thiếu máu, có tác dụng bổ sung máu, cần thiết cho phụ nữ mắc bệnh thiếu máu trong
  • thời kì mang thai.
  • Gan lợn vị ngọt, đắng, tính ấm, quy vào gan kinh.
  • Gan lợn chứa chất đạm, chất béo, đường, canxi, phốt pho, sắt, có nhiều vitamin A, B1, B2, C và niacin;
  • Hàm lượng vitamin A còn nhiêu hơn sữa, trứng, thịt và cá. 
  • Có tác dụng duy trì chức năng sinh trưởng và sinh sản, bảo vệ mắt, duy trì thị lực, phòng bệnh khô và mỏi mắt;
  • Bảo vệ da, bổ sung vitamin B2, điều này rất cần thiết cho cơ thể, có tác dụng thải độc nhất định. 
  • Vitamin C và các nguyên tố vi lượng chứa trong gan lợn làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. 
  • Có thể thấy, thai phụ ăn gan lợn sẽ có tác dụng rất tốt đối với cơ thể.

Lưu ý khi sử dụng gan lợn.

  • Không dùng chung gan lợn với súp lơ:
  • Trong súp lơ có chứa chất xơ, kết hợp với các nguyên tố vi lượng có trong gan như sắt đông hình thành chất chelates, giảm tỉ lệ hấp thụ dinh dưỡng vào cơ thể.
  • Không dùng chung gan lợn với cà chua.
  • Trong cà chua có chứa vitamin c, gan lợn khiến vitamin C bị oxy hóa, làm mất chức năng chống máu xấu.
  • Gan lợn chứa một lượng lớn cholesterol, vì thế không nên ăn quá nhiều. 
  • Người mắc bệnh cholesterol trong máu cao, bệnh gan, bệnh cao huyết áp nên đặc biệt ăn ít gan lợn.
 3 tháng đầu thai kỳ ăn gan lợn xào chứa nhiều chất đạm

3 tháng đầu thai kỳ, ăn món gan lợn xào có nhiều chất đạm, bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu


Mộc nhĩ đen giúp giảm đau mỏi chân tay cho bà bầu.

Tác dụng của mộc nhĩ đen.

  • Mộc nhĩ đen có vị ngọt tính bình, có tác dụng bổi bổ, dưỡng vị, hoạt huyết hóa đờm, nhuận táo.
  • Dùng chữa các bệnh xuất huyết đi tiểu ra máu, kiết lị, thiếu máu, cao huyết áp, táo bón...
  • Mộc nhĩ có thể giảm khả năng đông máu, có tác dụng phòng chống bệnh tim mạch.
  • Rất ít người biết rằng hàm lượng chất đạm có trong mộc nhĩ lớn hơn gấp nhiều lần so với gạo, mì và rau xanh.
  • Hàm lượng vitamin B2 cũng lớn hơn gấp 10 lần gạo, mì và cải thảo, cao hổn 3 - 5 lần thịt lợn, thịt bò, thịt dê;
  • Hàm lượng sắt cao hơn 30 - 70 lân so với các loại thịt.
  • Mộc nhĩ có chứa nhiều axit amin, đặc biệt là hàm lượng lysine và leucin rất phong phú.
  • Trong mộc nhĩ có chứa một chất gọi là “polysaccharides”, có tác dụng phân giải các khối u và có sức miễn dịch cao. 
  • Người mắc bệnh ung thư sau khi sử dụng polysaccharides, thành phần hợp thành globulin trong cơ thể tăng lên, tăng cường sức đế kháng cho cơ thể.
  • Đông y cho rằng mộc nhĩ đen có tác dụng bổ nhuận cường tráng, thanh phế ích khí, bổ huyết hoạt huyết trấn tĩnh giảm đau.
  • Có thể dùng để trị bệnh đau mỏi chân và vai, bệnh tê chân tay, bệnh trĩ, vì thế thai phụ nên dùng mộc nhĩ đen.

Lưu ý khi sử dụng mộc nhĩ.

 3 tháng đầu thai kỳ ăn mộc nhĩ xào trứng

3 tháng đầu thai kỳ ăn mộc nhĩ có lợi cho sự phát triển não bộ thai nhi


3 tháng đầu thai kỳ, ăn nấm mỡ giúp mẹ bầu hấp thụ dinh dưỡng tốt.

Tác dụng của nấm mỡ.

Lưu ý khi sử dụng nấm mỡ.

 Nấm mỡ xào có tác dụng đối với chứng táo bón phù chân

Ăn nấm mỡ xào 3 tháng đầu thai kỳ giúp mẹ bầu giảm chứng phù chân, táo bón 


3 tháng đầu thai kỳ, ăn củ cải giúp tăng khả năng miễn dịch cho thai phụ.

Tác dụng của củ cải.

  • Củ cải có tính vị đắng, ngọt và lạnh. 
  • Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sinh tân chỉ khát, lợi tiểu thông tiện, kiện vị tiêu thực, hóa đờm chì khái...
  • Có chứa chất đạm, cacbonhydrate, chất béo, chất xơ, vitamin c, nhóm B, sắt phốt pho...
  • Ngoài ra còn làm trơn bóng tóc và có tác dụng phòng chống các bệnh ung thư.
  • Củ cải dùng để ăn, lầm thuốc, nhiệt lượng thấp, nhiều chất xơ, thai phụ ăn xong dễ có cảm giác no bụng.
  • Giúp tăng khả năng miễn dịch cho thai phụ. 
  • Củ cải còn chứa dầu hạt cải và chất xơ giúp thúc đẩy nhu động dạ dầy, có lợi cho việc bài tiết chất thải trong cơ thể, làm giảm chứng táo bón.
  • Ăn nhiều củ cải rất có lợi cho thai phụ.

Lưu ý khi sử dụng củ cải.

  • Không ăn chung với cà rốt:
  • Hàm lượng vitamin trong củ cải rất cao, có lợi cho sức khỏe, nhưng nếu ăn cùng với cà rốt sẽ làm mất lượng vitamin C.
  • Do trong cà rốt có chứa một chất phá giải vitamin C trong củ cải.
  • Không ăn chung với cam.
  • Vì cam và củ cải có cùng mùa nên chúng ta hay ăn hai loại này cùng lúc.
  • Khi cơ thể hấp thụ củ cải, sẽ nhanh chóng sản sinh một chất là thiocyanate và chất isothyocyanate trong cơ thể.
  • Plavonoids trong cam vào đường ruột sẽ chuyển hóa thành axit hydroxybutyric và axit terulic,
  • Chúng làm tăng chất thiocyanate gây ức chế tác dụng của tuyến giáp trạng
  • Từ đó có thể gây ra sưng tuyến giáp trạng, vì thế không nên ăn củ cải và cam cùng lúc.
  • Hoa quả, ăn nhiều hoa quả có chứa hytochromes sẽ khiến dạ dày phân giải axit.
  • Sau khi ăn nhiều củ cải, cơ thể sẽ sản sinh ra ra thiocyanate ức chể tác dụng của tuyến giáp trạng.
  • Từ đó gây bệnh sưng tuyến giáp. 
  • Các loại quả như hồng, lê, táo, nho... đều chứa chất hytochromes, sau khi ăn củ cải, khống nên ắn các loại quả này.
  • ăn cùng mộc nhĩ dễ gây viêm da.
  • Ngoài ra, nhân sâm, tây dương sâm, hà thủ ô... ãn cùng vơi củ cải sẽ phản tác dụng với thuốc, không có lợi cho sức khỏe.

Canh củ cải món ăn cho mẹ bầu 3 thagns đầu thai kỳ

Canh củ cải giúp mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ giảm chứng ốm nghén


3 tháng đầu thai kỳ, ăn lạc nhân giúp mẹ bầu điều dưỡng cơ thể.

Tác dụng của lạc nhân.

  • Lạc nhân chứa nhiều chất đạm, dễ được cơ thể hấp thụ, là thực phẩm lí tưỏng cho mọi gia đình.
  • Chất béo trong hạt lạc thường là axit béo không no, axit này kết hợp với axit nicotinic trong dầu lạc, làm giảm cholesterol, giúp da dẻ mịn màng, sáng bóng.
  • Hạt lạc còn chứa niacin, riboflavin, lecithin, nhiều loại vitamin và nguyên tố vi lượng như canxi, phốt pho, sắt...
  • Vitamin K là một loại chất giúp đông máu.
  • Vitamin E hòa tan trong mỡ có liên quan mật thiết đến khả năng sinh sản và tuổi thọ của con người.
  • Lecithin, cephalin là chất quan trọng cắn thiết cho hệ thần kinh, giúp trí não thông minh, giảm lão hóa, ức chế sự gán kết tiểu cầu, giảm cholesterol.
  • Axit béo không no có chứa trong lạc thúc đẩy sự thay thế và chuyển hóa cholesterol trong cơ thể, tăng cường chức năng bài tiết, vì thế nó có tác dụng hạ thấp cholesterol, phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch vành. 
  • Lớp vỏ màu hổng bên ngoài hạt lạc còn ức chế sự phân giải chất xơ, thúc đẩy tái tạo tiểu huyết cầu, tăng cường chức năng co bóp của mạch máu, vì thể phòng ngừa các bệnh máu huyết.
  • Lạc nhân và vỏ lạc còn có tác dụng hạ huyết áp, giảm mỡ máu, phòng trị bệnh cao huyết áp.
  • Lạc có vị ngọt tính bình.
  • Ăn sống có tính vị mát nếu chế biển sẽ có tính vị nóng hơn.
  • Lạc đi vào kinh tì phổi, bổ trung hòa vị, chữa trị dạ dày, giảm ho nhuận phế, có tác dụng điều dưỡng với phụ nữ bị nôn nghén, phù thũng trong giai đoạn đầu mang thai.

Lưu ý khi sử dụng lạc nhân.

  • Ăn lạc nhân cùng với dưa lê có thể bị trúng độc.
  • Lạc nhân chứa nhiều chất đạm và chất béo, không nên ăn quá nhiều trong một lần.
  • Đặc biệt đối với người bị sốt, đường ruột hư tổn, táo bón không nên ăn nhiều. 
  • Người hay lạnh, ốm yếu và bị đau bụng đi ngoài không nên ăn lạc.
  • Lạc nhân dễ bị mốc, khi cất giữ cần phơi khô và để ở nhiệt độ thấp. 
  • Lạc còn vỏ dễ cất giữ, bảo quản hơn.
  • Khi phát hiện có hạt bị mốc, cần kịp thời loại bỏ.
  • Lạc làm tăng đông máu, thúc đẩy động mạch co lại, vì thế người có độ đông máu cao không nên dùng.

Lạc nhân hầm móng giò giúp bồi dưỡng cơ thể mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ

Món lạc nhân hầm móng giò có tác dụng bồi bổ cơ thể phụ nữ 3 tháng đầu thai kỳ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Gửi ngay
Đánh giá
5 trên 5

(77 đánh giá)
Viết đánh giá
  • 5 sao 0
  • 4 sao 0
  • 3 sao 0
  • 2 sao 0
  • 1 sao 0

Tin liên quan
Xem thêm:
  • 3 tháng đầu thai kỳ
  • ,
  • bà bầu nên ăn gì
  • ,
  • dinh dưỡng thai kỳ
  • ,
  • NGỌC THẢO MOM BABY CARE - CHĂM SÓC MẸ VÀ BÉ SAU SINH TẠI NHÀ

    Công ty TNHH Ngọc Thảo Mom Baby Care

    Trụ sở chính: 295 Liên tỉnh 5, Phường 5, Quận 8, Tp. Hồ Chí Minh

    Mã số thuế: 0317318722

    Ngày cấp: 01/06/2022

    Nơi cấp: Cục Cảnh Sát Quản Lý Hành Chính Về Trật Tự Xã Hội

    Chủ sở hữu: Nguyễn Thị Tuyên

    Email: ngocthao@mombabycare.com.vn

    Số điện thoại: 034 9791 522

    Fanpage

    Chứng nhận

    DMCA.com Protection Status

    Dịch vụ giao hàng

    Dịch vụ Dịch vụDịch vụ

    Kênh thương mại điện tử

    TikiLazadaShopee

    Bản quyền thuộc về CÔNG TY TNHH NGỌC THẢO MOM BABY CARE
    messenger icon zalo icon Gọi ngay