Vật Lý Trị Liệu Hô Hấp Cho Trẻ Nhỏ Tại Hồ Chí Minh
Vật lý trị liệu hô hấp là một phương pháp điều trị hiệu quả, giúp trẻ nhỏ cải thiện chức năng hô hấp, hỗ trợ quá trình điều trị các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như viêm phổi, hen suyễn, viêm phế quản, hoặc các tình trạng có liên quan đến việc ứ đọng dịch nhầy trong phổi. Tại Hồ Chí Minh, dịch vụ vật lý trị liệu hô hấp cho trẻ nhỏ ngày càng phát triển, với nhiều trung tâm uy tín và chuyên nghiệp. Dưới đây là những lợi ích và quy trình của vật lý trị liệu hô hấp cho trẻ.
Tìm hiểu về vật lý trị liệu hô hấp ở trẻ em
VỖ RUNG LONG ĐỜM
Viêm nhiễm đường hô hấp là bệnh thường gặp ở trẻ khiến mũi, hầu, họng của trẻ sẽ phù nề và xuất tiết đờm nhớt. Nếu không được hỗ trợ để loại bỏ, xuất ra, đờm nhớt sẽ ứ đọng gây nhiễm khuẩn, khiến trẻ bỏ ăn, nôn ói, khó thở, thở khò khè kèm triệu chứng ho và sốt. Theo nghiên cứu, có khoảng hơn 30-40% trẻ có ít nhất một lần bị viêm nhiễm đường hô hấp trong đời.
Hiện nay vật lý trị liệu hô hấp hay còn được gọi là kỹ thuật vỗ rung long đờm là một trong những phương pháp điều trị viêm nhiễm đường hô hấp cho trẻ hiệu quả nhất. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về kỹ thuật vỗ rung long đờm ngay sau đây.
Vỗ rung long đờm là gì?
Là phương pháp vật lý, hoặc bằng tay của kỹ thuật viên, hoặc bằng dụng cụ, hoặc cả hai để giúp cải thiện hiệu quả của hô hấp, giúp phổi giãn nở tốt hơn, tăng cường sức cơ hô hấp, và đào thải, bài trừ các chất tiết, đờm nhớt ra khỏi đường hô hấp.
Vỗ rung long đờm dựa vào tính chất vật lý của chất khí để làm thay đổi áp suất trong đường dẫn khí, theo nhịp thở của trẻ để làm long đờm nhớt, thông thoáng đường thở. Phương pháp này được áp dụng trong một số bệnh lý về đường hô hấp như:
-
Viêm nghẹt mũi
-
Viêm tiểu phế quản
-
Viêm xẹp thùy phổi
-
Các bệnh lý về đường hô hấp khiến trẻ bị ứ đọng đờm nhớt, làm tắc nghẽn đường hô hấp
-
Các bệnh mãn tính gây ứ đọng đờm nhớt như bại não, bệnh thần kinh – cơ, một số bệnh hô hấp mãn tính,...
-
Xẹp phổi do ứ đọng đàm nhớt
-
Sau phẫu thuật đặc biệt là phẫu thuật lồng ngực
Phương pháp này giúp đường thở được thông thoáng khiến trẻ thở dễ dàng hơn, giảm khò khè và giảm nôn ói. Đồng thời, phương pháp này giúp giải phóng những đờm nhớt ứ đọng trong khí quản, phế quản, khiến sẽ dễ chịu hơn và bú mẹ, ăn sẽ tốt hơn
Lợi Ích Của Vật Lý Trị Liệu Hô Hấp Cho Trẻ Nhỏ
-
Giảm tắc nghẽn đường thở: Vật lý trị liệu hô hấp giúp loại bỏ chất nhầy, dịch ứ đọng trong đường thở, giảm tắc nghẽn và giúp trẻ thở dễ dàng hơn.
-
Cải thiện chức năng phổi: Các bài tập thở và động tác vật lý trị liệu giúp tăng cường chức năng phổi, cải thiện sự thông khí và khả năng hấp thụ oxy của trẻ.
-
Hỗ trợ quá trình điều trị bệnh: Vật lý trị liệu giúp thúc đẩy quá trình hồi phục của trẻ khi đang điều trị các bệnh lý về hô hấp, giảm nguy cơ biến chứng và kéo dài thời gian bệnh.
-
Tăng cường sức khỏe tổng quát: Ngoài việc cải thiện hô hấp, vật lý trị liệu còn giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, phát triển tốt hơn và giảm thiểu tái phát các bệnh lý đường hô hấp.
Quy Trình Vật Lý Trị Liệu Hô Hấp
Quy trình vật lý trị liệu hô hấp cho trẻ thường bao gồm các bước sau:
-
Khám và đánh giá tình trạng hô hấp: Các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng hô hấp của trẻ để xác định mức độ nghiêm trọng và lên kế hoạch trị liệu phù hợp.
-
Thực hiện các bài tập hô hấp: Chuyên viên trị liệu sẽ hướng dẫn trẻ thực hiện các bài tập thở và động tác để hỗ trợ thông khí, giúp làm sạch đường thở.
-
Dẫn lưu dịch nhầy: Phương pháp vỗ rung và dẫn lưu tư thế là một phần quan trọng trong việc giúp trẻ đẩy chất nhầy ra khỏi phổi và đường thở.
-
Theo dõi và điều chỉnh kế hoạch trị liệu: Quá trình điều trị sẽ được theo dõi chặt chẽ, và kế hoạch có thể được điều chỉnh dựa trên sự tiến triển của trẻ.
Cụ thể như sau:
Ba mẹ nên cho bé nhịn ăn trước khi thực hiện kỹ thuật khoảng hai giờ, nên phun khí dung cho trẻ trước khi đến để làm đờm loãng ra, dễ dàng tống xuất hơn. Sau khi thực hiện kỹ thuật này, ba mẹ nên ôm ấp vỗ về để bé giảm khóc, giảm có chịu, có thể cho bé uống nước ấm và 10 sau khi thực hiện mới được cho bé bú, ăn.
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bé mà Bác sĩ hoặc chyên gia sẽ chỉ định số lần thực hiện điều trị cho bé. Thông thường, thời gian thực hiện vỗ rung long đờm cho bé là khoảng 10-15 phút mỗi lần với 4 bước:
-
Thông mũi họng
-
Đặt trẻ nằm nghiêng trên bàn, mẹ đứng phía chân trẻ, giữ hai tay bé.
-
Kỹ thuật viên vật lý trị liệu để trẻ nằm nghiêng đầu về một bên, dùng nước muối sinh lý (natri clorid 0,9%) bơm vào phía trên lỗ mũi, tạo dòng chảy liên tục từ khoang mũi trên xuống khoang mũi dưới, nhằm làm đàm nhớt loãng ra để dễ dàng đưa đàm nhớt và đưa các chất tiết ra ngoài qua khoang mũi dưới.
-
-
Hỉ mũi
-
Giúp tống xuất đờm nhớt tại vùng mũi - trên hầu họng ra ngoài.
-
Thực hiện bằng cách bịt lỗ mũi trên đồng thời dùng ngón tay trỏ đóng kín miệng trẻ lại khiến đờm sẽ được tống xuất ra lỗ mũi dưới, dùng giấy mềm lau sạch, tiếp tục bơm nước muối và hỉ mũi cho đến khi thấy không còn dịch mũi chảy ra.
-
-
Chặn gốc lưỡi
-
Giúp đẩy đàm từ vùng hầu họng ra khỏi miệng.
-
Đặt trẻ nằm ngửa, ở đầu thì hít vào dùng một ngón tay bịt một lỗ mũi, đồng thời tay kia dùng ngón tay cái chặn ngay góc lưỡi lại cho trẻ hít đờm giãi xuống miệng
-
Thực hiện tương tự với lỗ mũi còn lại.
-
Khi quan sát thấy trẻ chuẩn bị thở ra, kỹ thuật viên dùng ngón cái đặt dưới gốc lưỡi rồi dùng lực nhẹ nhàng di chuyển ngón cái để đưa đàm nhớt và các chất tiết từ hầu họng ra khỏi miệng nhờ lực đẩy của dòng không khí đang thở ra.
-
-
Kỹ thuật tăng luồng khí thở ra AFE (Acceleration du Flux Expiratoire)
-
Được thực hiện nhằm tống xuất đờm nhớt còn lại ở phần gần đường dẫn khí như khí quản và phế quản lớn. Kỹ thuật này tạo ra một lực đẩy mạnh luồng không khí trong phổi ra ngoài với vận tốc gần như vận tốc của cơn ho.
-
Kỹ thuật viên đặt một tay ở xương sườn cuối, tay còn lại đặt trên ngực trẻ. Khi trẻ bắt đầu thở ra, kỹ thuật viên sẽ trợ giúp một lực nhẹ nhàng đến khi trẻ gần kết thúc thì thở ra.
-
Động tác trên sẽ thực hiện 5 lần, sau đó sẽ kích thích ho để tống đờm nhớt ra ngoài
-
Khi thực hiện phương pháp vỗ rung long đờm, trẻ thường sẽ khóc nhiều vì cảm giác khó chịu ngay từ khi kỹ thuật viên bơm nước muối vào mũi. Các thao tác của kỹ thuật thực hiện với 4 bước trên hoàn toàn không làm trẻ đau. Tuy nhiên, chính phản xạ khóc của trẻ giúp việc tống xuất đờm dễ dàng hơn, trẻ càng khóc lớn, đờm nhớt càng được đẩy ra nhiều và nhanh. Nếu trẻ khóc nhiều hơn, rất có thể co thắt đường thở, lúc này kỹ thuật viên cùng cha mẹ sẽ vỗ về trẻ để trẻ thấy dễ chịu hơn và dễ dàng thực hiện kỹ thuật
Cha mẹ có nên thực hiện vỗ rung long đờm tại nhà cho trẻ?
Cha mẹ hoàn toàn không nên tự thực hiện kỹ thuật vật lý trị liệu hô hấp cho trẻ tại nhà. Đây là một phương pháp điều trị đòi hỏi sự chính xác và chỉ nên được thực hiện bởi các kỹ thuật viên được đào tạo chuyên môn, theo chỉ định của bác sĩ. Việc thực hiện sai kỹ thuật có thể dẫn đến những tác hại nghiêm trọng cho trẻ, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ có đường hô hấp nhạy cảm.
Những việc cha mẹ có thể làm tại nhà để hỗ trợ trẻ nhanh khỏi bệnh
Cha mẹ có thể hỗ trợ trẻ bằng một số biện pháp đơn giản, giúp trẻ giảm triệu chứng và nhanh chóng hồi phục:
-
Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý:
-
Nhỏ mũi cho trẻ từ 4-5 lần/ngày, đặc biệt trước khi ăn hoặc ngủ để giúp trẻ dễ thở, ăn ngon và ngủ sâu hơn.
-
Trước khi nhỏ mũi, cha mẹ nên rửa tay thật sạch để tránh lây nhiễm vi khuẩn cho trẻ.
-
-
Sử dụng khăn giấy sạch một lần:
-
Nên dùng khăn giấy sạch, chỉ sử dụng một lần để lau hoặc hỉ mũi cho trẻ. Tránh sử dụng khăn sữa nhiều lần vì có thể khiến tình trạng nhiễm khuẩn trở nên nặng hơn.
-
-
Cho trẻ uống nhiều nước:
-
Việc cung cấp đủ nước giúp làm loãng đờm, hỗ trợ quá trình tống xuất chất nhầy ra ngoài dễ dàng hơn.
-
-
Chia nhỏ các bữa ăn:
-
Khi trẻ bị bệnh, khả năng tiêu hóa có thể bị ảnh hưởng. Chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp trẻ không bị biếng ăn và dễ tiêu hóa hơn.
-
-
Điều chỉnh tư thế ngủ:
-
Khi ngủ, cha mẹ nên cho trẻ nằm nghiêng và kê gối cao hơn bình thường một chút để giúp trẻ dễ thở hơn trong lúc ngủ.
-
-
Tránh việc hút mũi bằng miệng:
-
Hút mũi bằng miệng tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn từ khoang miệng của mẹ sang trẻ. Chỉ nên sử dụng các dụng cụ y tế chuyên dụng khi thật cần thiết hoặc trong tình huống cấp cứu.
-
-
Hỗ trợ trẻ tống xuất đờm bằng cách vỗ lưng nhẹ nhàng:
-
Trẻ thường có phản xạ tự nhiên ho hoặc ói khi bị viêm đường hô hấp để tống xuất chất lạ. Cha mẹ có thể hỗ trợ bằng cách vỗ nhẹ lưng trẻ để giúp đờm thoát ra dễ dàng hơn.
-
Lưu ý quan trọng:
-
Không sử dụng thuốc ức chế ho cho trẻ mà không có chỉ định của bác sĩ. Việc ức chế cơn ho có thể khiến đờm đặc hơn, dính hơn và khó tống ra ngoài, dẫn đến nguy cơ tắc nghẽn đường thở cao hơn.
Việc chăm sóc trẻ bị bệnh hô hấp tại nhà đòi hỏi sự kiên nhẫn và tuân thủ theo các hướng dẫn y tế. Trong mọi trường hợp, cha mẹ nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ chuyên nghiệp, tránh các phương pháp không an toàn cho trẻ
Dịch Vụ Vật Lý Trị Liệu Hô Hấp Tại Nhà - Sự Tiện Lợi Cho Gia Đình
Ngoài các bệnh viện và trung tâm y tế, dịch vụ vật lý trị liệu hô hấp cho trẻ tại nhà cũng là lựa chọn tiện lợi cho các gia đình. Trẻ sẽ được điều trị ngay tại không gian quen thuộc của mình, giúp giảm căng thẳng, lo âu và tạo cảm giác thoải mái hơn. Bên cạnh đó, dịch vụ tại nhà còn giúp phụ huynh tiết kiệm thời gian di chuyển và giảm thiểu sự tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh khác tại bệnh viện.
Các chuyên viên luôn tận tâm, theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của trẻ để đưa ra liệu trình điều trị phù hợp nhất.
Lưu Ý Khi Thực Hiện Vật Lý Trị Liệu Hô Hấp Cho Trẻ
-
Cần lựa chọn những trung tâm hoặc chuyên viên có kinh nghiệm và được đào tạo chuyên sâu về vật lý trị liệu hô hấp.
-
Phụ huynh nên theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của trẻ trong suốt quá trình điều trị.
-
Vật lý trị liệu chỉ nên được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý thực hiện tại nhà mà không có hướng dẫn chuyên môn.
Vật lý trị liệu hô hấp là phương pháp an toàn và hiệu quả, giúp trẻ nhỏ vượt qua các vấn đề hô hấp và phát triển khỏe mạnh hơn. Phụ huynh tại Hồ Chí Minh nên cân nhắc lựa chọn những đơn vị uy tín như Ngọc Thảo Mom and Baby Care để mang lại kết quả tốt nhất cho con em mình.