Trong quá trình mang thai, các mẹ bầu thường hay bị đau nhức, mệt mỏi, đặc biệt là thời gian 6 tháng cuối thai kỳ.
Việc massage cho bà bầu đúng cách tại nhà, sẽ giúp cải thiện sức khỏe, đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu và thai nhi.
Những lợi ích mà massage cho bà bầu tại nhà mang lại.
Massage đúng cách cho bà bầu tại nhà giúp cải thiện sức khỏe.
- Massage bầu giúp đào thải độc tố bên trong cơ thể, giúp hệ tuần hoàn lưu thông ổn định.
- Giúp xua tan căng thẳng mệt mỏi, tăng cường sức khỏe, rút ngắn thời gian chuyển dạ.
- Giúp mẹ bầu bớt lo âu, trầm cảm, giúp mẹ ăn ngon và ngủ ngon hơn.
- Massage cổ, lưng hay massage toàn thân sẽ giúp giảm bớt các cơn đau khó chịu khi mang thai.
- Ngoài ra, massage còn giúp mẹ bầu thư giãn cơ bắp, giảm đau khớp, giảm các cơn buồn nôn hay ợ nóng.
Massage giúp bà bầu giảm cảm giác đau lưng, phù nề chân.
- Khi mang thai, cân nặng của mẹ tăng nhanh, tử cung gây áp lực lên mạch máu, khiến cho sự lưu thông máu bị giảm, làm cơ thể mẹ bầu bị phù nề, nhất là ở bàn chân và vùng chân.
- Việc massage bầu giúp giảm đau nhức, phù nề, giảm chứng chuột rút, co thắt cơ bắp.
Massage bầu tại nhà giúp giảm triệu chứng táo bón.
- Massage kết hợp với chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý, sẽ giúp mẹ giảm triệu trứng táo bón.
Massage giúp làn da hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
- Massage giúp da tăng khả năng thẩm thấu, hấp thu dưỡng chất tốt hơn, giúp ngăn ngừa rạn da hiệu quả.
Massage cho bà bầu tại nhà cũng tốt cho sự phát triển của thai nhi.
- Việc massage bầu đúng cách giúp tăng cường tuần hoàn máu, oxy và dưỡng chất cho bé, giúp bé phát triển khỏe mạnh hơn.
- Các động tác massage ở vùng bụng giúp thai nhi cảm nhận về thế giới bên ngoài cơ thể mẹ.
- Massage giúp bé phát triển não bộ, trí lực ngay từ trong bụng mẹ.
5 phương pháp massage đúng cách cho bà bầu tại nhà:
Massage đầu cho bà bầu tại nhà
- Động tác vuốt ve đầu giúp kích thích trung tâm năng lượng, giúp giảm bớt căng thẳng, áp lực trong thời gian thai kỳ.
- Mẹ bầu nằm trên 1 chiếc gối êm ái, giữ tư thế nằm ngửa.
- Đầu tiên, người thực hiện sẽ dùng bàn tay lướt nhẹ vuốt làn tóc của bà bầu.
- Sau đó lấy hai tay ôm lấy đầu mẹ bầu và bắt đầu ấn nhẹ từng vùng đầu.
Massage vai cho bà bầu
- Hãy để bà bầu nằm ngửa thật thoải mái với một chiếc gối tựa đầu.
- Sau đó, người mát xa dùng hai tay xoa từ vai xuống xương cổ. Vuốt lên vùng vai. Rồi bóp nhẹ xương vai, cơ vai và cánh tay.
- Khi thực hiện có thể dùng hai tay xoa lên hai bên vai với cường độ từ nhẹ đến mạnh dần.
- Nhờ đó, cơ vai của bà bầu sẽ được thả lỏng hơn.
Massage bụng cho bà bầu
- Đặt hai tay lên bụng bà bầu, xoa nhẹ theo đường từ dưới lên và ngược chiều kim đồng hồ.
- Hãy xoa thật nhẹ nhàng, chậm rãi để bé cảm nhận được hơi ấm từ bên ngoài truyền vào.
- Cường độ massage bụng không quá 2 lần/ ngày và không quá 3 phút/ lần.
- Lưu ý rằng mẹ bầu không nên massage bụng trong 3 tháng đầu và 2 tháng cuối thai kỳ.
Massage lưng
- Hãy để mẹ bầu nằm nghiêng, sau đó người mát xa sẽ đặt hai tay ở thắt lưng, rồi nhẹ nhàng xoa bóp theo chiều dọc cơ thể, xoa từ vai kéo dọc cơ thể lan sang hai bên sườn.
- Hãy dùng hay ngón tay cái và lòng bàn tay xoay uyển chuyển vùng lưng của bà bầu.
- Liệu pháp xoa bóp tiền sản này giúp nâng cao chức năng xương khớp, cải thiện sự lưu thông khí huyết trong cơ thể.
Massage chân
- Phương pháp massage chân giúp giảm sưng phù, giãn tĩnh mạch.
- Hướng dẫn bà bầu nằm nghiêng hoặc nằm ngửa.
- Sau đó, dùng hai tay xoa từ khuỷu chân đến bắp đùi.
- Ấn nhẹ nhàng bắp chân.
- Xoa bàn chân.
- Xoa bóp từng kẽ ngón chân, dùng tay ấn nhẹ lên gan bàn chân của mẹ bầu.
Massage chân cho mẹ bầu, ngâm chân với muối thảo dược
Những lưu ý khi massage cho bà bầu tại nhà
Lưu ý về thời gian massage bầu
- Trong 3 tháng đầu và 2 tháng cuối thai kỳ, không được massage vùng bụng và ngực của mẹ bầu, vì có thể gây sinh non hoặc sảy thai.
- Thời điểm lý tưởng để massage cho bà bầu tại nhà, là giai đoạn từ tuần thứ 12 đến tuần thứ 32 của thai kỳ.
- Lúc này, mẹ đã không bị những triệu chứng mang thai như ói mửa, mệt mỏi ban đầu, em bé cũng đã ổn định hơn trong bụng mẹ.
- Tần suất massage cho bà bầu là mỗi tuần 1 lần.
Lưu ý khi thực hiện các động tác massage
- Mẹ bầu chỉ nên massage toàn thân, tuyệt đối không bấm huyệt.
- Không nên thực hiện động tác gập bụng hay bẻ lưng khi massage.
- Những động tác massage cho bà bầu cũng nên chậm rãi, nhẹ nhàng, xoa từ vùng lưng dần xuống thắt lưng, hoặc vùng hông;
- Khi phụ nữ mang thai massage, thì nằm ở tư thế ngửa, kết hợp nằm nghiêng, tuyệt đối không được nằm sấp để tránh tạo áp lực lên thai nhi.
Lưu ý khi sử dụng nguyên liệu massage
- Không nên ngâm tắm thảo dược hay xông hơi để tránh không bị sức nóng của nhiệt gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
- Quá trình mang thai là khá nhạy cảm nên mẹ bầu hãy lựa chọn kem massage có chiết xuất từ tự nhiên, chẳng hạn như kem xoa bóp từ dầu dừa với tác dụng làm mờ vết rạn da.
- Ngưng massage nếu bà bầu cảm thấy buồn nôn, khó chịu.
- Với 5 phương pháp massage cho bà bầu tại nhà như hướng dẫn, mẹ bầu có thể nhờ ông xã hoặc người thân thực hiện.
- Đồng thời kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung dinh dưỡng hợp lý, nghỉ ngơi đầy đủ để giúp mẹ bầu và thai nhi phát triển khỏe mạnh, chuẩn bị vượt cạn thành công các mẹ nhé.
Xem thêm: dịch vụ massage cho bà bầu tại nhà.