Kinh nghiệm chăm sóc bé 6 tháng đầu đời
Menu

Kinh nghiệm chăm sóc bé 6 tháng đầu đời

Kinh nghiệm bỏ túi cho các mẹ bỉm tập đầu chăm sóc bé sơ sinh

Chăm sóc em bé sơ sinh 6 tháng đầu đời có thể là một thách thức khó khăn đối với các bà mẹ lần đầu sinh con, nhưng những bí quyết nhỏ sau đây có thể giúp các mẹ bỉm tập đầu tự tin hơn trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng bé yêu của mình.

kinh-nghiem-cham-soc-be-3-thang-dau-doi

1. Điều Chỉnh Nhiệt Độ cho Bé

Thân nhiệt ở trẻ sơ sinh cần được theo dõi, kiểm tra thường xuyên hàng ngày. Vì đó là cách đơn giản và tốt nhất để nhận biết được những dấu hiệu bất thường ở cơ thể trẻ. Trẻ sơ sinh chưa biết cách “nói” với mẹ về cảm giác của bản thân, cũng không biết tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể nên rất cần mẹ chăm sóc, quan tâm. Các bà mẹ có thể phòng tránh và đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời. Cách đơn giản nhất để kiểm tra nhiệt độ của bé là sờ vào gáy bé. Gáy ấm là dấu hiệu bé đang bình thường, trong khi gáy nóng hoặc lạnh cần điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp.

  • Gáy ấm: Con đang bình thường.

  • Gáy nóng, toát mồ hôi: Con đang bị nóng (hãy cởi bớt đồ cho con).

  • Gáy lạnh: Con đang lạnh (bôi dầu tràm và đắp chăn cho con).

 

kinh-nghiem-cham-soc-be-3-thang-dau-doi2

2. Nguyên Tắc 4 Ấm 1 Lạnh

Trẻ em được khuyến cáo giữ gìn "4 ấm, 1 lạnh", tức là chú ý 4 điểm trên cơ thể luôn cần giữ ấm gồm: bàn tay, bàn chân, bụng và lưng; riêng phần đầu cần được để thoáng mát.

Khi mặc quần áo cho con, mẹ chú ý đảm bảo 4 điểm trên cơ thể con luôn cần giữ ấm, đó là: bàn tay, bàn chân, ngực và lưng. Còn lại, phần đầu đảm bảo để đầu trẻ được thoáng mát.

Cụ thể như sau:

"4 ấm" bao gồm:

1. Bàn tay ấm: Giữ bàn tay con ấm, không bị lạnh, không đổ mồ hôi.

2. Lưng ấm: Cũng như bàn tay, lưng trẻ cần được giữ ấm vừa phải vì nếu đổ mồ hơi ở lưng và không được lau kịp thời, mồ hôi sẽ thấm ngược vào trong cơ thể trẻ, dẫn đến nhiễm lạnh. Nếu bố mẹ thấy cổ và lưng của trẻ lạnh, điều đó có nghĩa là con cần được mặc thêm quần áo. 

3. Bụng ấm: Bụng được giữ ấm sẽ giúp bảo vệ dạ dày của trẻ. Nếu bụng lạnh, dạ dày lạnh sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của con.

4. Bàn chân ấm: Bàn chân là một trong những bộ phận nhạy cảm nhất trong cơ thể bé bởi vì dưới bàn chân có rất nhiều mạch và huyệt. Nếu bàn chân không được giữ ấm, trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh về đường hô hấp. Vì vậy, người chăm sóc trẻ cần lưu ý giữ ấm đôi bàn chân của trẻ trong những ngày rét kỉ lục này, đi tất cho bé dù ở trong nhà, đi thêm giày khi ra ngoài.

"1 lạnh"

 Không vì trời lạnh mà bố mẹ trùm kín đầu trẻ bằng mũ suốt cả ngày. Theo các chuyên gia, khi ở trong nhà, để đầu trẻ thông thoáng, thoải mái, không cần đội mũ. Chỉ khi đi ra ngoài, trẻ mới cần đội mũ để giữ ấm.

kinh-nghiem-cham-soc-be-3-thang-dau-doi3

3. Nguyên Tắc 2 Chạm 2 Không

Việc chạm vào hai vùng kích thích sự phát triển tốt cho bé đó là: 

Chạm vào tay

Đây là bộ phận tiếp theo mà cha mẹ hoàn toàn có thể đụng chạm vào con thoải mái. Vì chạm vào tay con, be sẽ cảm nhận được rằng đó là một cảm giác an toàn. Điều đó giúp con bạn ngủ ngon, sâu giấc hơn. Hơn nữa còn kích thích sự phát triển của não bộ, giúp trẻ thông minh vượt trội.

Chạm vào bàn chân.

Cha mẹ hoàn toàn có thể đụng chạm vào bàn chân nhỏ nhắn của con. Hãy chạm nhẹ vào chân con, sau đó massage nhẹ nhàng để làm kích thích các huyệt đạo ở lòng bàn chân bé. Điều này sẽ giúp máu được lưu thông tốt hơn, tạo cảm giác thèm ăn và khiến trẻ ăn nhiều hơn.

Bên cạnh đó cần tránh thực hiện hai hành động ở hai vùng nhạy cảm như không thơm má, không hôn môi, và đặc biệt không rung lắc mạnh trẻ sơ sinh để tránh ảnh hưởng đến não bộ của trẻ

kinh-nghiem-cham-soc-be-3-thang-dau-doi4

4. Cách Rửa Mặt Cho Bé

Việc vệ sinh da mặt cho bé sơ sinh đòi hỏi sự cẩn thận và nhẹ nhàng. Bé, dù chỉ ở nhà, vẫn có thể bị quấy bẩn, và việc này có thể tạo cơ hội cho vi khuẩn bám lâu ngày, gây ra các vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Khi chuẩn bị rửa mặt cho bé, nước đun sôi để nguội là lựa chọn tốt nhất. Việc này giúp tránh tổn thương da do nước quá nóng, đặc biệt khi da mặt của bé còn mỏng manh. Đôi khi, phụ huynh có thể nghĩ rằng nước quá nóng sẽ giúp da bé sạch và loại bỏ vi khuẩn, nhưng thực tế làm như vậy có thể gây tổn thương da và kích thích tăng sản xuất dầu nhờn.

Đối với bé dưới 6 tháng tuổi, việc sử dụng nước đun sôi để nguội là lựa chọn an toàn nhất để rửa mặt cho bé.

Các bước thực hiện bao gồm việc vệ sinh tay thật sạch trước khi chuẩn bị khăn mặt sạch cho bé. Sau đó, nhẹ nhàng lau các vùng trán, mũi và cằm của bé. Khi hoàn thành, việc giặt thật sạch khăn và phơi ngoài ánh nắng là cực kỳ quan trọng. Đồng thời, mẹ cần lưu ý sử dụng loại khăn riêng, không dùng chung với các loại khăn khác và không chia sẻ khăn với người khác. Mọi động tác phải nhẹ nhàng và chỉ sử dụng loại khăn bông, mềm để lau mặt cho bé, tránh dùng loại khăn quá cứng có thể làm tổn thương da nhạy cảm của bé.

Với sự cẩn thận và nhẹ nhàng trong việc vệ sinh da mặt cho bé, mẹ sẽ giữ cho làn da nhạy cảm của bé sạch sẽ và khoẻ mạnh.

kinh-nghiem-cham-soc-be-3-thang-dau-doi5

5. Khi Con Thức Dậy

Theo dõi các dấu hiệu như mỉm cười, chân tay khua khoắng và khả năng tự nói chuyện của bé để hiểu bé đang tự chơi và phát triển kỹ năng quan sát. Chơi không chỉ là hoạt động vui vẻ mà còn là cách quan trọng giúp trẻ sơ sinh học hỏi và phát triển. Trong những tháng đầu đời, việc chơi trở thành điều quan trọng để bé học và tương tác với thế giới xung quanh, từ cách di chuyển, giao tiếp đến việc hiểu biết về môi trường.

Ngay từ khi mới sinh, bé đã bắt đầu kết nối giữa cảm giác chạm, âm thanh và hình ảnh khuôn mặt khi tiếp xúc với người thân. Bố mẹ chính là người đầu tiên mà bé học cách tương tác. Bằng cách nắm bắt những phản ứng từ bạn, bé sẽ hiểu cách phản hồi và liên kết với thế giới xung quanh.

Dù bé còn rất nhỏ, nhưng bé đã sẵn sàng để khám phá thế giới. Bé có thể thích nhìn vào khuôn mặt của bố mẹ, nhận biết giọng nói và phản ứng với những âm thanh bằng cách tỉnh táo hơn. Bằng cách quay đầu tìm kiếm âm thanh, bé đang học cách tìm hiểu và tương tác với môi trường xung quanh mình.

Việc khuyến khích bé học thông qua nụ cười, âm thanh nhẹ nhàng và cử chỉ âu yếm là cách tốt nhất để tạo ra môi trường tương tác tốt cho bé. Khi bố mẹ mỉm cười và tương tác với bé, điều này giúp bé cảm thấy an toàn và thoải mái. Qua những cử chỉ như vuốt ve nhẹ nhàng, bé sẽ học cách kết nối với bố mẹ thông qua sự ấm áp và sự chăm sóc. Chính những khoảnh khắc như thế này sẽ giúp bé phát triển và tạo dựng mối quan hệ mạnh mẽ với bố mẹ từ những ngày đầu đời.

kinh-nghiem-cham-soc-be-3-thang-dau-doi6

6. Bổ Sung Vitamin D3K2

Canxi giúp hình thành, nuôi lớn hệ xương của trẻ nhỏ. Nếu không có D3K2, canxi được bổ sung vào cơ thể sẽ chỉ có 10% được đưa vào xương, còn 90% canxi sẽ bị đào thải. Nếu có thêm vitamin D3 thì lượng canxi hấp thu vào xương là 40%. Nếu đủ bộ đôi D3 và K2 thì lượng canxi được hấp thu tối đa. Cùng với canxi thì vitamin D3 và vitamin K2 là hai thành phần quan trọng giúp hình thành và phát triển xương. Vitamin D3 giúp vận chuyển canxi từ ruột vào máu và kích thích cơ thể sản xuất Osteocalcin – một loại protein gắn canxi vào xương. Nếu thiếu vitamin D3, canxi sẽ bị lắng tại ruột non. Khi máu thiếu canxi, cơ thể sẽ rút canxi từ xương. Đây là nguyên nhân khiến con bị còi xương, chậm lớn, chậm lẫy, bò, đi...vitamin K2 - MK7 kích thích sự hình thành nguyên bào xương thông qua cơ chế kích hoạt protein osteocalcin, giúp xương phát triển. Vitamin K2 còn góp phần giữ cho canxi không lắng tại các mạch máu và hướng đích cho canxi vào xương thông qua protein điều chỉnh quá trình canxi hóa là Matrix Gla Protein (MGP).

Qua đây, có thể thấy việc thiếu hụt D3K2 là nguyên nhân chính khiến trẻ kém hấp thu canxi, chậm cao lớn. Vì vậy việc bổ sung vitamin D3K2 từ sơ sinh giúp tăng hấp thụ canxi, hỗ trợ bé phát triển chiều cao và chống còi xương

kinh-nghiem-cham-soc-be-3-thang-dau-doi7

7. Tắm Buổi Chiều

Vào buổi chiều, bạn nên tắm cho bé trong khoảng thời gian từ 15 đến 16 giờ chiều. Đây là khoảng thời gian tắm cho các bé tốt nhất, vì nền nhiệt trong ngày ổn định, không quá cao và quá thấp. Bạn có thể lựa chọn khoảng thời gian hợp lý để tắm cho bé, khi bé thấy thoải mái nhất. Việc tắm buổi chiều không chỉ giúp bé ngủ sâu hơn mà còn tạo cảm giác thoải mái, sau đó bạn có thể bôi dầu tràm để giữ ấm cho bé.

kinh-nghiem-cham-soc-be-3-thang-dau-doi8

8. Luyện Cho Con Phân Biệt Ngày Đêm

Mẹ có biết, các bé sơ sinh gần như ngủ suốt ngày đêm: Tổng cộng khoảng 8-9 tiếng ban ngày và khoảng 8 tiếng vào ban đêm và chỉ dậy để bú 2 - 3 tiếng một lần. Khi được 3 tháng tuổi, hầu hết các bé sẽ ngủ liền từ 6 - 8 tiếng vào ban đêm mà không thức giấc. 

Mặc dù không nhất thiết phải đánh thức bé dậy để cho bú, nhưng mẹ cũng không nên để bé ngủ quá 3 tiếng đồng hồ mà không cho bé bú nha. Đối với các trường hợp đặc biệt như bé sinh thiếu tháng, nhẹ cân, có hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản,... thì mẹ cần cho bé bú thường xuyên hơn. Giúp bé phân biệt ngày đêm từ khi bé đủ lớn và tạo thói quen ngủ xuyên đêm để hỗ trợ sự phát triển tốt hơn cho bé.

 Khi tình trạng “ngủ ngày cày đêm” ở bé diễn ra trong một thời gian dài sẽ khiến nhịp sinh hoạt thường ngày của cả gia đình đều bị xáo trộn. Mẹ cũng vô cùng mệt mỏi vì thường xuyên phải thức đêm trông con. 

Không những vậy, tình trạng này còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bình thường của bé, bởi:

  • Lượng hormone tăng trưởng được tiết ra nhiều nhất trong thời gian diễn ra giấc ngủ đêm của bé. Nếu bé thức đêm quá nhiều sẽ có khả năng bị còi xương, chậm lớn,... so với các bé cùng tuổi.

  • Hệ miễn dịch và sức đề kháng của bé bị suy giảm khiến bé dễ ốm hơn. 

  • Việc ngủ quá nhiều vào ban ngày sẽ không đảm bảo được thời gian ngủ cho bé, khiến bé luôn ở trong trạng thái uể oải, hờn dỗi, dễ quấy khóc.  

Bé sơ sinh được ví như một tờ giấy trắng, chỉ cần mẹ không bỏ lỡ thời gian dạy bé thói quen ngủ đúng theo đồng hồ sinh học, bé sẽ là một em bé ngoan ngoãn, dễ đi vào giấc ngủ. Vậy nên, các mẹ hãy thông thái lựa chọn cách dạy bé ngủ thích hợp để cả mẹ và bé đều được ngủ ngon mỗi đêm nhé!

kinh-nghiem-cham-soc-be-3-thang-dau-doi9

Những kinh nghiệm mà Ngọc Thảo Mom And Baby Care chia sẻ trên đây có thể là nguồn động viên lớn đối với các bà mẹ trẻ tự tin hơn trong việc chăm sóc bé yêu sẽ giúp tăng cường tình cảm và sự phát triển của bé một cách tốt nhất! 

 
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Gửi ngay
Đánh giá
5 trên 5

(81 đánh giá)
Viết đánh giá
  • 5 sao 0
  • 4 sao 0
  • 3 sao 0
  • 2 sao 0
  • 1 sao 0

Tin liên quan
Xem thêm:
  • cách tương tác với trẻ
  • ,
  • giúp bé sơ sinh phân biệt ngày đêm
  • ,
  • cách rửa mặt cho trẻ sơ sinh
  • ,
  • cách giữ ấm cho trẻ sơ sinh
  • ,
  • cách kiểm tra thân nhiệt cho bé
  • ,
  • Kinh nghiệm chăm sóc bé 6 tháng đầu đời
  • ,
  • NGỌC THẢO MOM BABY CARE - CHĂM SÓC MẸ VÀ BÉ SAU SINH TẠI NHÀ

    Công ty TNHH Ngọc Thảo Mom Baby Care

    Trụ sở chính: 295 Liên tỉnh 5, Phường 5, Quận 8, Tp. Hồ Chí Minh

    Mã số thuế: 0317318722

    Ngày cấp: 01/06/2022

    Nơi cấp: Cục Cảnh Sát Quản Lý Hành Chính Về Trật Tự Xã Hội

    Chủ sở hữu: Nguyễn Thị Tuyên

    Email: ngocthao@mombabycare.com.vn

    Số điện thoại: 034 9791 522

    Fanpage

    Chứng nhận

    DMCA.com Protection Status

    Dịch vụ giao hàng

    Dịch vụ Dịch vụDịch vụ

    Kênh thương mại điện tử

    TikiLazadaShopee

    Bản quyền thuộc về CÔNG TY TNHH NGỌC THẢO MOM BABY CARE
    messenger icon zalo icon Gọi ngay