Lĩnh vực phát triển quan trọng trong những năm đầu đời của trẻ
Phần 1: phát triển thể chất – nền tảng cho sức khỏe của bé
Sự phát triển thể chất là bước khởi đầu để trẻ nhỏ khám phá thế giới. Một cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp bé tiếp thu nhanh, vận động linh hoạt và phát triển tốt hơn mỗi ngày.
.jpg)
Phát triển thể chất 0-1 tháng tuổi:
- Trẻ đã có thể tự nâng đầu trong thời gian ngắn khi nằm sấp.
- Cha mẹ nên cho bé nằm úp bụng, quan sát phản xạ và tương tác nhẹ nhàng.
Phát triển thể chất 2-3 tháng tuổi:
- Trẻ bắt đầu khám phá đôi tay.
- Hãy khuyến khích bé cầm nắm bằng cách đưa cho bé những đồ vật mềm, màu sắc rực rỡ.
- Tránh mang bao tay thường xuyên để bé cảm nhận xúc giác tốt hơn.
Phát triển thể chất 4-5 tháng tuổi:
- Bé có thể lẫy và quan tâm đến đôi chân.
- Cha mẹ hãy tạo những trò chơi với chân, giúp bé cảm nhận và điều khiển cơ thể linh hoạt.
Phát triển thể chất 6-9 tháng tuổi:
- Trẻ bắt đầu biết ngồi.
- Hãy sắp xếp không gian an toàn với nhiều món đồ chơi quanh bé để bé tự do vận động và khám phá.
Phát triển thể chất 9-12 tháng tuổi:
- Đây là thời điểm bé sử dụng nhiều đến tay và chân.
- Các trò chơi sử dụng ngón tay, bàn tay hoặc các bài hát vận động là cách tuyệt vời để hỗ trợ phát triển kỹ năng vận động tinh.
Phát triển thể chất 12-15 tháng tuổi:
- Bé bắt đầu chập chững biết đi.
- Cha mẹ hãy dành thời gian dắt bé ra ngoài, giúp con tự tin bước đi và khám phá môi trường xung quanh.
Phát triển thể chất 15-18 tháng tuổi:
- Trẻ thích vận động mạnh như leo trèo, nhảy múa.
- Hãy tạo điều kiện để con rèn luyện khả năng phối hợp tay chân một cách an toàn và vui vẻ.
Tham khảo: Dịch vụ tắm bé sơ sinh tại nhà
Phần 2: Phát triển cảm xúc – nuôi dưỡng tâm hồn
Một đứa trẻ được yêu thương, lắng nghe và khuyến khích sẽ phát triển cảm xúc tích cực và tự tin hơn trong giao tiếp.
.jpg)
Phát triển cảm xúc 0-3 tháng tuổi:
- Bé hoàn toàn tin tưởng vào mẹ.
- Sự vỗ về, âu yếm và cho bú đúng cách sẽ giúp con cảm thấy an toàn.
Phát triển cảm xúc 3-6 tháng tuổi:
- Bé bắt đầu bộc lộ cảm xúc như cười, khóc, ê a.
- Cha mẹ nên phản hồi bằng ánh mắt, âm thanh nhẹ nhàng để bé thấy mình được lắng nghe.
Phát triển cảm xúc 6-9 tháng tuổi:
- Trẻ gắn bó với người thân quen.
- Sự hiện diện thường xuyên của cha mẹ giúp con cảm thấy yên tâm và được yêu thương.
Phát triển cảm xúc 9-12 tháng tuổi:
- Bé thích chơi với người lớn.
- Các hoạt động như hát, múa, chơi nhạc cụ đơn giản sẽ làm con hào hứng và phát triển khả năng tương tác.
Phát triển cảm xúc 12-15 tháng tuổi:
- Trẻ thích khám phá khi có người đồng hành.
- Hãy động viên bằng lời khen như “con giỏi quá!” để tạo sự khích lệ.
Phát triển cảm xúc 15-18 tháng tuổi:
- Khi trẻ sợ hãi hoặc bất an, cha mẹ nên ôm con và dùng lời nói dịu dàng để trấn an.
Phát triển cảm xúc 18-24 tháng tuổi:
- Trẻ bắt đầu chơi đóng vai.
- Những trò chơi nhập vai sẽ giúp con phát triển trí tưởng tượng và khả năng thể hiện cảm xúc.
Tham khảo: Dịch vụ chăm sóc mẹ sau sinh tại nhà
Phần 3: Kích thích khả năng nhận thức – từ những điều gần gũi.
Khả năng nhận thức ở trẻ phát triển rất nhanh nếu được tương tác đúng cách từ những năm đầu đời.
.jpg)
Phát triển khả năng nhận thức 0-3 tháng tuổi:
- Trẻ thích nhìn mặt người và phản ứng với nụ cười.
- Khi thay đồ, cho ăn, hãy nhìn vào mắt bé và mỉm cười.
Phát triển khả năng nhận thức 3-6 tháng tuổi:
- Bé bắt đầu cầm nắm và quan sát.
- Hãy để bé tiếp xúc với đồ chơi an toàn có nhiều hình dạng và màu sắc.
Phát triển khả năng nhận thức 6-9 tháng tuổi:
- Bé ham thích các đồ chơi phát ra âm thanh.
- Các món đồ chơi đa chức năng sẽ giúp bé phát triển tư duy logic.
Phát triển khả năng nhận thức 9-12 tháng tuổi:
- Trẻ bò để khám phá.
- Hãy đảm bảo không gian an toàn để bé tự do vận động mà không gặp nguy hiểm.
Phát triển khả năng nhận thức 12-15 tháng tuổi:
- Trẻ đã có thể thể hiện sự yêu thích.
- Cha mẹ nên quan sát để chọn trò chơi phù hợp với sở thích của bé.
Phát triển khả năng nhận thức 15-18 tháng tuổi:
- Bé học thông qua chơi.
- Hãy gợi ý cách chơi mới để khơi gợi sự sáng tạo và tư duy độc lập.
Tham khảo: Dịch vụ thông tắc tia sữa
Phần 4: Giúp trẻ tương tác với thế giới – học hỏi mọi điều xung quanh
Khi trẻ được khuyến khích quan sát và khám phá môi trường sống, con sẽ phát triển khả năng nhận biết, tập trung và ghi nhớ tốt hơn.
.jpg)
Tương tác và học hỏi 0-3 tháng tuổi:
- Bé học thông qua giác quan.
- Hãy bật nhạc nhẹ nhàng và ôm bé khi ru ngủ.
Tương tác và học hỏi 3-6 tháng tuổi:
- Bé để ý đến các hoạt động lặp lại hằng ngày.
- Việc hát ru, âu yếm trước khi ngủ giúp bé hình thành cảm giác an toàn.
Tương tác và học hỏi 6-9 tháng tuổi:
- Trẻ thích nhận diện người thân qua ảnh.
- Cùng bé soi gương và trò chuyện sẽ tăng khả năng ghi nhớ và nhận diện.
Tương tác và học hỏi 9-12 tháng tuổi:
- Bé rất thích trò chơi ú òa.
- Hãy chơi các trò giấu đồ vật đơn giản để rèn luyện khả năng quan sát.
Tương tác và học hỏi 12-15 tháng tuổi:
- Bé bắt đầu nguệch ngoạc.
- Hãy cho bé dùng bút màu an toàn để vẽ và khám phá khả năng sáng tạo.
Tuong tác và học hỏi 15-18 tháng tuổi:
- Bé biết sắp xếp đồ vật.
- Hãy chơi trò lắp ráp hoặc xếp chồng để bé rèn luyện kỹ năng tư duy và vận động tinh.
Tham khảo: Lớp học tiền sản cho mẹ bầu